TU ĐẾN CHỖ KHÔNG TU – HỌC ĐẾN CHỖ KHÔNG HỌC

Học được “Tánh Không Tu”, suy nghĩ đến chỗ “Không Ác Không Thiện”.

Trước kia khi gặp cảnh là bạn thường “Khởi” nghĩ xấu, hành động xấu, nay bạn có “Tánh Biết” nên chuyển sang Ý Thiện và làm Thiện, thậm trí các cảnh đến còn phải “giằng co” ở trong lòng thì mới quyết định làm tốt được, để rồi bạn mới thắng được Tánh Ác của mình.

Bạn tập đến khi thuần thục thì không Ác, không Thiện, Tánh Biết luôn hướng đến suy nghĩ:

– Giúp cho người khác được “Giác Ngộ Giải Thoát”, chỉ làm với Ý luôn “Muốn Tốt Cho Người Khác” mà thôi.

Dùng Ý chỉ đạo tập cho thuần thục, “Thấy, Biết” nên dùng Ý có lợi cho mọi người. Ví dụ như:

– “Thấy” các con cãi nhau, Ý chỉ đạo muốn các con không cãi nhau thì sẽ giải thích nguyên nhân, giúp các con đoàn kết lại, tuy vẫn là nói con nhưng vì dùng Ý muốn tốt cho con cái nên sẽ không sao. Chứ thấy các con cãi nhau, cứ ngồi đó nghĩ rằng “Tôi Tu” nên không quan tâm với những chuyện xung quanh, nếu vậy thì bạn đâu có còn “Tánh Biết”???

Nếu cứ như vậy sẽ thành “cây khô đá chết”. Con hư, cha mẹ cũng vì muốn tốt cho con mà nói. Con làm việc sai trái, cha mẹ có thể mắng nhưng cũng chỉ vì muốn tốt cho con thôi vậy.

Ngồi ở nhà nhìn thấy hàng xóm đi làm bằng xe ô tô, đôi khi Tánh Người cũng nghĩ ra rằng:

– Đi làm gần như vậy thì đi xe máy cũng được còn phải đi ô tô…

Nhưng Tánh Thiện suy nghĩ lại rằng:

– Họ hay đi làm về muộn, trời lúc nắng lúc mưa, có 1 mình thì đi xe ô tô cho an toàn…

Tánh Ác nghĩ xấu, Tánh Thiện nghĩ tốt, còn Tánh Phật chỉ Biết 2 bên đang đối đãi, giằng co, tranh luận… Bên nào thắng thì Ý sẽ quyết định, xác nhận “thi hành”.

Nếu tập thuần thục thì Ý chỉ việc “Thấy” liền “Biết”. Ví dụ:

– Khi nghe ai đó chửi, nghe xem họ nói đúng hay sai, mình nghe họ nói, giống như mình đang nói thì sẽ không bực tức với đối phương, càng tập như thế thì không còn “Chấp Tôi”, chỉ dùng Ý tốt áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày thôi vậy.

Tất cả từ trong nhà đến hàng xóm, cho đến công ty, bạn bè…. bạn hãy luôn thực hành dùng “Ý Muốn Tốt Cho Người Khác”, giúp ai cũng hiểu, thực hành được như vậy thì đất nước không còn trộm cắp, lừa đảo, gia đình hạnh phúc ấm no…

Nên mới nói, ai cũng tả “Tánh Phật” được nhưng không dùng Ý Tốt rồi dùng theo Ý đó, thành ra người tu cứ “Như Như” vậy thôi. Ai cũng có Tánh “Biết” vạn vật, “Biết” mọi thứ nhưng lại không dùng để chiếu soi chính mình mà chạy theo cảnh vật, chạy theo những cảnh ở xung quanh.

Đối cảnh “Tánh Biết” luôn “Biết” rõ, rõ người và mình. Bạn nên dùng Tánh “Biết” để soi rõ bản thân, có Tánh “Thấy, Nghe, Biết” rõ ràng nhưng không chịu nhận về để dùng, mà cứ chạy đi theo tấm thân, là gốc sinh ra Luân Hồi, hay lười làm, tham ăn, sợ đủ thứ…

Đức Phật khi ngộ đạo có dạy rằng:

– Ai cũng có Tánh Phật , tức “Thấy, Nghe, Biết” đầu tiên của mình nhưng lại không chịu nhận mà cứ chạy theo cảnh, trôi lăn đi theo trong Lục Đạo…

Lục Tổ Huệ Năng cũng có dạy:

– Không ngờ Tự Tánh vốn không sanh diệt

– Không ngờ Tự Tánh vốn Thanh Tịnh

– Không ngờ Tự Tánh vốn tự đầy đủ

– Không ngờ Tự Tánh hằng sanh muôn Pháp…

Vì thế nên Ngài nhận ra mình đã sẵn có Phật Tánh. Còn bạn cũng có Phật Tánh giống như Phật nhưng sao bạn không tìm kiếm ngay nơi mình mà cứ đi tìm kiếm hoài ở bên ngoài, bởi:

Đạo Phật Lẽ Thật Ở Nơi Ta
Ngoài Ta Tìm Phật Ắt Theo Tà
Theo Tà Bị Đi Trong Lục Đạo
Đi Trong Lục Đạo Biết Kiếp Nào Ra…

Nên bạn hãy quay vào nơi mình, thực hành liên tục với Ý “Luôn Vì Người Khác”, đến chỗ không cần tập mà vẫn “Tự Nhiên Thanh Tịnh” còn cứ chạy ra ngoài lo nghĩ chuyện chồng, con, tiền bạc, lo không có tiền về già, lo con hư không báo hiếu…. lo sợ đủ điều, vậy là bạn đang chạy ở bên ngoài, bỏ quên mất mình đang còn “Tánh Biết” vốn luôn có sẵn.

Bạn hãy nhận về Tánh Phật, dùng Ý Tốt để làm những việc có lợi cho nhiều người thì mọi việc sẽ trở lên viên mãn tươi đẹp. Hay còn gọi là học đến chỗ không học, tu đến chỗ không tu và hành đến chỗ không hành mới thật là hành.

Làm như không làm, giữ giới như không giữ giới. Vì không bao giờ phạm vào giới nào nên bạn đâu cần giữ giới…

Không Ác, không Thiện, chỉ dùng Ý “Thấy, Nghe, Nói, Biết” làm những việc tốt và lợi lạc cho nhiều người. Trong các bộ phim hay có câu:

– Tôi chỉ muốn tốt cho anh chị… nên tôi mới nói…

Nên trong mỗi chúng ta, ai cũng đã từng một lần hành qua nhưng không duy trì liên tục nên Tánh Phật không hiển lộ rõ, nay đã biết rồi, bạn làm gì cũng nên dùng Ý:

– Muốn tốt cho bố mẹ, ông bà, anh em, bạn bè, hàng xóm… thì bạn làm mọi việc không sai. Còn Ý muốn có lợi, tham lam cho bản thân thì là Ý của “Chấp Tôi”, Ý này sẽ kéo bạn đi theo chiều của Lục Đạo…

Nếu một người mà bị Tánh Ác, tức Chấp Ngã điều khiển rồi xúi bảo:

– Ghét cũng ghét, tức cũng tức, bảo người khác xấu dù họ đang rất tốt nhưng cũng nghe theo thì bạn đang bị Chấp Ngã “điều khiển”…

Muốn “thuần phục” thì bạn chỉ cần dùng Tánh Phật là “Thấy, Nghe, Nói Biết” đầu tiên và dùng “Ý Tốt Vì Người Khác” là được.

Tánh Ác xui khiến làm Ác, làm Xấu, xong rồi cứ theo niệm đó thì bạn rất khó để thoát Luân Hồi. Tánh Phật thì không có Chấp, chỉ luôn “Biết”, hàng ngày chỉ dùng với “Ý Vì Người Khác”. Còn Chấp Tôi thì luôn Chấp, nếu bạn cũng đồng ý Chấp như thế thì bạn càng ngày càng bị “Chấp Tôi” xui khiến.

Nên bạn dù có bố thí nhiều, cho khắp cả Thế Giới nà thì cũng không bằng bố thí cho những ai, nhận về được với Tánh Phật của chính mình.

Bạn hàng ngày cứ tập như vậy, luôn dùng Ý Tốt để giúp cho mọi người, ai cũng đều được “Giác Ngộ Và Giải Thoát” để khi thuần thục, hết duyên với cuộc sống này, bạn sẽ trở về với nơi mà bạn đã từ đó mà đi, đó mới chính là nơi “Quê Phật” của bạn…

 

TRÍCH QUYỂN: “BẤT TỬ CỦA CHÍNH MÌNH ĐANG Ở TẠI NƠI ĐÂU???”
NXB. HỒNG ĐỨC

Bài viết liên quan