TÁNH KHÔNG CỦA PHẬT LÀ NHƯ THẾ NÀO??? CHẤP “’KHÔNG CÓ” NGHĨA LÀ RA SAO??? HÀNH NHƯ THẾ NÀO THÌ MỚI ĐÚNG???

Tất cả là do bạn chọn, bạn chọn tương lai đi về đâu, tương lai của kiếp này và kiếp sau đều là do bạn chọn. Chọn lên cõi Trời thì làm Phước, chọn xuống địa ngục thì làm Ác, chọn làm Ngạ Quỷ thì cướp giật, chọn làm người thì không làm Ác, chọn làm Phật thì chỉ dùng Ý Tốt giúp người Giác Ngộ Giải Thoát. Vì Đức Phật có dạy:

– Bỏ Ác sẽ còn lại là Thiện…

Để bạn còn làm việc đối đãi ở Thế Gian, đó là Không phiền não… bởi dùng Chấp Tôi thì đều là Ác nên không Chấp, không dùng Chấp Tôi tức Vô Ngã. Bạn tu Pháp môn gì là do bạn nhưng cuối cùng đều phải trở về với bản thể “Không”, tức là Không phiền não… thì bạn đồng với Thế Giới Của Chư Phật Mười Phương. Còn nếu phân biệt Chấp Trước chỉ muốn làm người đứng đầu hơn thua cao thấp – giàu nghèo thì đều là trong bản Ngã của Chấp Tôi thì bạn không trở về với bản thể “Không” của Đức Phật được.

Bản thể “Không” ở đây là:

– Không dấu vết, tức là làm mà không Chấp làm…
– Không Chấp hình tướng…
– Không Danh lợi, hơn thua đố kỵ…
– Không dính mắc cảnh, không tham tiền của…
– Không dùng Chấp Tôi để Nghi, đố kỵ lẫn nhau, sanh ra phiền não để đi làm việc Ác…
– Không luyến ái đau khổ…
– Không phiền não, không tiêu cực, không thích Danh, không thích người khác cung phụng, không ham muốn tư lợi về cho mình, chỉ có một lòng Từ Bi, yêu thương đối với tất cả muôn loài…
– Đặc biệt là không dùng Chấp Tôi, Chấp Tôi có xui khiến Danh Lợi hơn thua về cho mình, thích người khác cung phụng thì bạn không nên theo, tức đến cảnh giới Vô Ngã đó là không Ngã Chấp, bỏ Ngã phàm phu, để sống với Ngã chân thật…

Vì lòng thương tất cả này, cảnh giới “Không” của Đức Phật đó là chỉ giúp cho người khác Giác Ngộ Giải Thoát, dùng bản Thiện để giúp cho mọi người:

– Sống trong gia đình phải tử tế với mọi người, lễ độ khiêm tốn, thật thà nhiệt tình, biết ơn, kính trọng, luôn có trí tuệ sáng suốt, biết cách xử lý tình huống Vì Người Khác để không gây oán thù…

Luôn là cầu nối cho tất cả được hòa thuận, không gây chia rẽ mất đoàn kết trong gia đình, cộng đồng… luôn dùng Trí Tuệ xử lý tất cả các cảnh để viên mãn trong cuộc sống, đó là Nhân – Lễ – Nghĩa –Trí – Tín. Sống vui vẻ, thích cười là cười chứ không phải bản thể “Không” của Đức Phật là không làm gì rồi cứ “như như”:

– Thấy người thực sự ngã nguy hiểm không cứu…
– Thấy người thực sự khổ đau không cho, không giúp đỡ…

Công việc của Đức Phật là giúp cho tất cả muôn loài được Giác Ngộ Giải Thoát, thoát khổ. Thiếu ăn, đói cũng là khổ, phiền não cũng là khổ, đau cơ thể cũng là khổ…. bất cứ thứ gì mà nhiều người cho đó là khổ thì Đức Phật đều có thể giúp đỡ, từ miếng ăn cho đến tinh thần, cho đến ai muốn thoát Luân Hồi Lục Đạo. Đức Phật cũng đã chỉ giúp cho nhân loại biết rõ các Pháp Môn tu tập, Đức Phật Toàn Năng Toàn Giác không Chấp bất cứ thứ gì, là cảnh giới Vô Ngã không có ta và người, không có đối đãi nên không có sợ mất thân, không có sợ khổ, không sợ mình bị thiệt thòi và luôn có Trí Tuệ sáng suốt…

Làm gì Ngài cũng nghĩ cho người khác, bởi nếu nghĩ cho mình, lợi cho mình thì là bản Ngã tư lợi cá nhân, Ngài nghĩ cho người khác tức Ngài Vô Ngã. Ví dụ như:

– Nhiều người cho rằng làm Phước thì lên cõi Trời hoặc có những Chấp Trước rất sâu…

Nên Đức Phật là bậc Toàn Năng Toàn Giác, Đức Phật không bỏ sót một hành động Thiện lành nhỏ nào trong cuộc sống, hằng ngày Đức Phật hiền dịu nói những lời lương Thiện, không chê bất cứ ai có thân phận thấp hèn, không so sánh đẳng cấp hơn thua. Đức Phật không từ chối bất cứ một việc Thiện Lành nào cả, khi đủ duyên Đức Phật mới giúp, người nào tha thiết Giải Thoát thì Đức Phật sẽ chỉ cách để dần dần thoát khỏi Luân Hồi. Chứ không phải như một số vị bây giờ hay ngồi một chỗ tìm nơi hẻo lánh hoặc lên núi tránh duyên trần để không bị phiền não, không muốn làm gì mà chỉ ngồi tả Tánh Phật, rồi hiểu:

– “Thấy, Nghe, Nói, Biết” là như vậy rồi thì không cần làm gì, là luôn Liễu Liễu hằng Tri, tức lúc nào cũng Biết, nếu làm thì sẽ thành Biết chồng lên Biết…

Nên nếu bạn làm như vậy là hoàn toàn sai lầm, Tánh Biết ở đây là phải dùng Ý Biết, Ý Biết này lúc nào cũng Biết liên tục. Để Tánh Biết không bị “như như” thì bạn cần phải dùng Ý. Ví dụ như:

– Thấy nhà bẩn thì phải quét
– Thấy ô tô thì phải tránh
– Thấy Người thực sự ngã thì nâng họ dậy
– Thấy người cần giúp đỡ thì giúp họ
– Thấy người thân đau khổ phiền não thì động viên…

Tức là bạn Thấy cảnh gì thì dùng Ý Biết này để xử lý các tình huống chứ không phải cứ để đó rồi thành “như như”, chỉ sống “như như” thì đây là cách hiểu sai lầm. Bởi trong cuộc sống, bạn dùng Ý Biết này theo chiều tích cực để xử lý chứ không phải là không Biết, không nói chuyện, không chào hỏi ai, không hành động gì cả, không tập cho Chấp Tôi thấp xuống, không khiêm tốn, không biết ơn những người đã giúp đỡ mình mà còn đi nói xấu họ thì không phải là hành Tánh Phật. Hiểu theo Chấp “Không” này là tiêu cực là hiểu sai, nếu đã tu tập để về với Thế Giới Chư Phật mà không hành Ý Tánh Phật thì sẽ đi về cảnh giới không tốt nên bạn cần phải hiểu Ý chân thật của Đức Phật. Đó là:

– Về bản thể “Không” là như thế nào???
– Hiểu “Không có” là như thế nào???

Bởi do đã về bản “Không” của Đức Phật thì không còn tu chứng nên để đi đúng với lời dạy “Không Tu Không Chứng” của Đức Phật thì bạn không nên Chấp Không có, bởi nhiều người nghĩ rằng:

– Không có Địa Ngục, mất đi là hết, không phải hành Thiện, không phải làm gì vì không có gì nên phỉ báng Nhân Quả, bất chấp làm tất cả các việc Ác…

Nên những trường hợp này thường không sợ Nhân Quả. “Không” của Đức Phật là “Không” trong Ba La Mật, sắc tức thị không – không tức thị sắc là cảnh giới Vô Ngã:

– Làm không Chấp là làm, hành không Chấp là hành, hành của Đức Phật là thực hành Ý trong Tánh Phật liên tục, làm nhiều hơn người khác làm, tất cả đều cho đi hơn người khác.

Tài sản của Đức Phật tự có đó là “Kho Báu” tự nhiên Thanh Tịnh của Ngài, đều được “phân chia” đi khắp Thế Giới Ta Bà. Ngài say sưa làm việc, tu tập khổ hạnh, rèn luyện thân thể… để tìm ra con đường Giải Thoát, lo nghĩ cho nhân loại tất cả đều được Giác Ngộ Giải Thoát như Ngài. Cuối cùng Ngài ngộ ra rằng:

– “Tâm sanh Tâm diệt”, tất cả đều là do nơi mình, muốn “diệt” đi thì cần chọn Ý niệm Thiện, sau đó để tự nhiên Thanh Tịnh, không cần lạy cầu hay khổ hạnh…

Bởi ai ai cũng có sẵn Tánh Phật tự nhiên, tuy không tu nhưng có sẵn từ bé nên đâu có ai trói buộc bạn mà bạn tu Giải Thoát. Tánh Phật: “Thấy, Nghe, Nói, Biết” đầu tiên, vốn đã có sẵn nơi bạn chỉ cần bạn nhận về, tin tưởng đó là “Bất Tử “của mình, không sanh không diệt. Do Nghiệp của Chấp Tôi dẫn bạn đi vay trả nên bạn mới phải bị đi trong Luân Hồi, Đức Phật Từ Bi với tất cả muôn loài, bao dung rộng lượng làm tất cả, vì muôn loài Ngài đã nói Pháp 49 năm mà không quản ngại khó khăn, Ngài cũng không Chấp đã nói Pháp 49 năm. Đức Phật luôn sống Vì Người Khác, người mắng chửi hại Ngài, Ngài cũng không giận, không oán thù, không trách móc, không Chấp bất cứ ai, không xưng, không Ngạo Mạn, không Chấp mình thành Phật…

Nên Đức Phật mới dạy:

– Đức Phật xuống cõi Ta Bà này là vì một đại sự nhân duyên đó là sẽ chỉ cho tất cả ai ai cũng nhận về Tánh Phật. Ta là Phật đã thành, các Ngài là Phật sẽ thành…

Vì ai cũng có Tánh Phật là Thấy, Nghe, Nói, Biết nhưng khi gặp cảnh thường Khởi lên trách móc oán thù, khó chịu tiêu cực, Chấp Ngã, Dính mắc ghi nhớ, Chấp những tội lỗi hành động của người khác, những trái Ý của Chấp Tôi vào tàng thức của mình rồi thọ nhận các cảnh đến để suy nghĩ tiêu cực phiền não. Nên bạn đã tự mình trói buộc mình, tự bạn đem phiền não về, chứ không ai bắt bạn khổ cả nên khi gặp cảnh thì bạn hãy tập Thấy, Nghe, Nói, Biết đầu tiên với các cảnh, Khởi lên bản Thiện vốn sẵn có trong Tánh Phật của mình để làm việc. Không nên đi tả Tánh Phật mà hãy lấy Tánh Phật về dùng rồi từ trong cách mình dùng, bạn mới có thể hiểu và nói cho người khác được. Không nên chỉ nói lý thuyết mà cần thực hành thì bạn mới tự mình Biết, luôn dùng Ý Biết, Ý Thấy, Ý Nghe, Ý muốn nói – nói được để nói cho người khác vui, luôn sử dụng liên tục Ý trong Tánh Phật, như:

– Ý hôm nay “đi đâu”???
– Ý làm gì???
– Ý muốn tốt cho người nào???

Để Ý thuyết phục giải hòa, luôn làm lợi ích, không gây oán thù cho người khác nên ai cũng dùng Ý nhưng chọn Ý để dùng như nào thì mới là quan trọng??? Đó là Ý Ác thì bỏ đi, Ý Thiện giúp người Giác Ngộ Giải Thoát thì dùng liên tục. Bởi vậy, Đức Phật mới luôn dùng Ý tốt để trở về với Tánh “Không” của Ngài nên Ngài mới dạy rằng:

– Ta “Không” làm gì cả, ta cũng “Không” nói gì cả…

Nên nhiều người mới hiểu lầm rằng Ngài không có làm gì nhưng thực tế cuộc đời của Ngài đã làm rất nhiều cho nhân loại để tìm ra con đường Giải Thoát Giác Ngộ. Nên khi tìm hiểu về Đạo Phật thì bạn nên tìm hiểu để biết cho rõ, đúng thì mới tin, tập hành để hiểu thấu với chân lý của Đức Phật, đó là Trí Tuệ không thể nghĩ bàn của Đức Phật, tất cả sau thực hành đúng cũng sẽ giống như Đức Phật. Do đó, bạn muốn về cõi nào, bạn nên tập trước để có đủ tư cách về cõi đó thì mới sanh về được với cõi mà bạn mong muốn. Nên nếu đi tụng Kinh, niệm Phật rất tinh tấn nhưng đối xử với người khác thì lại không tốt như ở nơi niệm Phật thì đó cũng chỉ là tu giả vậy.

Do đó sống ở trên đời này, bạn ham muốn về nơi nào, nếu thực hành đúng thì bạn sẽ sanh về cảnh giới đó nên không còn phiền não chỉ dùng Ý tốt thì bạn sẽ vào bản thể không phiền não, không dính mắc, mới đúng với ý nghĩa “Tánh Không” của Đức Phật. Còn chỉ niệm hoặc hành các Pháp môn nhưng mà dùng Chấp Tôi tối đa tức là cực Ác, sẽ làm bạn không về được với cảnh giới mà bạn muốn về. Bởi cảnh giới của Phật, Bồ Tát… đều phải bỏ Chấp Tôi thì khi đó bạn mới có thể về được, còn dùng Chấp Tôi, tức Tánh Ác thì bạn sẽ không thể về được…

 

TRÍCH QUYỂN: “NGÃ CHẤP LÀ GÌ??? CÁCH SỬ DỤNG VÔ NGÃ VÀO TRONG CUỘC SỐNG”
NXB. HỒNG ĐỨC

Bài viết liên quan