Trong cuộc sống, tất cả các cảnh nếu bạn “không thể” đón nhận thì bạn hãy tự nguyện làm, trước kia bạn có thể khó chịu, bây giờ “Biết” rồi bạn có thể làm tất cả các việc, chấp nhận trả hết tất cả các Nghiệp vậy. Ví dụ:
– Nghiệp nói xấu, bị người khác nói xấu mình, bạn mà tức giận thì bạn bị phiền não, đau khổ… Bạn tập áp dụng Pháp “Thấy, Nghe, Nói, Biết”, Dừng ở “bản gốc”, suy nghĩ tốt cho người khác thì bạn sẽ không còn cảm thấy khó chịu mà bạn cũng không mang “rác”, đau khổ phiền não vào “nhà”…
Tất cả các cảnh, ai có nói xấu bạn nhiều lần, bạn cũng nên có lòng biết ơn họ vì đã cho bạn có cơ hội trả Nghiệp, có cơ hội sổ hết những “Chấp Ngã” ở trong “tàng thức” để bạn bước đi nhanh hơn tới chỗ “không còn Nghiệp” mà chỉ có Nguyện, là tự nguyện làm việc vì mọi người, không so đo tính toán, không tức giận, không Chấp Ngã thì bạn đang chuyển Nghiệp thành “Nguyện” vậy.
Nên nếu bạn hiểu Nhân Quả thì không phải tự nhiên người khác nói xấu hay các cảnh đến với bạn mà đa số đều là do Nghiệp Quả. Nên bạn hãy tập đón nhận vui vẻ, tự nguyện làm thì Nghiệp “giảm bớt” rất nhanh mà bạn cũng hành được Đạo Bồ Tát viên mãn, bước tới quả vị Diệu Giác. Do đó, khó có ai leo núi mà một bước có thể leo lên tới được đỉnh, cũng thế “phá Ngã” cũng cần “đào bới” dần dần thì mới giảm bớt được “Chấp Ngã” của mình…
Bởi vậy, chỉ có cách chuyển Nghiệp thành “Nguyện” là cách đi “tiện lợi” nhất, giống như đi máy bay mà không cần phải bước đi bộ. Ví như:
– Mất tiền cộng thêm Nghiệp kéo nên có sức hút mãnh liệt, làm bạn không còn lý trí để sáng suốt nữa. Vậy là bạn bị mất tiền do Nghiệp của mình cuốn hút, do đó bạn hãy tập chấp nhận vui vẻ, không phiền não… bạn tập nhiều dần thành quen. Cũng giống như Đức Phật không phân biệt giàu nghèo hay giai cấp mà Đức Phật thương ai cũng giống ai…
Còn có những trường hợp thì “Chấp Ngã” con đẻ con nuôi, nhà người ngoài, người trong cùng dòng họ máu mủ nên ngay từ đầu đã có Chấp Trước phân biệt như vậy, thành ra không còn bình đẳng, khiến Phật Tánh bị che mờ ngay từ Chấp Trước đầu tiên…
Nên Đức Phật không có phân biệt màu da hay giàu nghèo… bởi con nuôi mà có hiếu hơn con đẻ thì con nào sẽ tốt hơn??? Bởi vậy, do cách dạy dỗ tốt mà về sau bạn sẽ “gặt” được “quả ngọt”, chứ không “Chấp” máu mủ ruột già, không “Chấp” con nuôi hay con đẻ, con của chồng hay con của vợ, chỉ một lòng tập trung nuôi dạy các con lên người, bởi bạn chính là tấm gương cho các con, trong gia đình, hàng xóm… học tập…
Trong cuộc sống này, nếu không “Chấp Trước” để sở hữu thì sẽ không có phân biệt người trong nhà cùng dòng máu với người ngoài, sẽ không có được mất, không có chiến tranh… Chỉ có lòng bình đẳng như Đức Phật thì mới yêu thương được tất cả Thế Giới, cả Thế Giới mà học như Phật thì sẽ không có đau thương, không có đất của tôi của anh, tiền tôi tiền anh, con tôi con anh…Ví dụ:
– Có một gia đình nuôi hai người con, sau có xin một bé thứ ba về nuôi. Sau này khi khôn lớn, hai người con ruột thấy bố mẹ nghèo, già yếu… thì không muốn đi chung đường, mắng chửi rồi đuổi bố mẹ ra ngoài đường ở. Còn người con nuôi thì khác, không có phân biệt mà đã đưa đón bố mẹ về ở cùng để bố mẹ an vui đến hết phần đời còn lại…
Vậy là ngay từ đầu, bố mẹ trong câu chuyện trên nếu phân biệt con đẻ – con nuôi thì sẽ không được hưởng “Quả” lành. Bởi vậy, nếu còn phân biệt Chấp Trước thì chưa biết cùng dòng máu sẽ tốt hơn người ngoài hay người ngoài sẽ tốt hơn người cùng dòng máu. Do đó, bạn hãy tập sống có tâm bình đẳng như Đức Phật thì cuộc đời này bạn sẽ không còn có phiền não, Chấp Trước hoặc đau khổ, khổ đau…
TRÍCH QUYỂN: “DÙNG Ý TỐT VÌ NGƯỜI KHÁC LÀ HẠNH PHÚC TRƯỜNG TỒN”
NXB. HỒNG ĐỨC