Hàng ngày, bạn nên phát hiện rõ Ý niệm thật và Ý niệm giả. Như làm mọi việc, thực tế vi tế gốc là Tham, Danh và Lợi… nhưng lại bao biện là: “Tôi muốn tốt cho người khác”. Ví dụ:
– Lập một đạo tràng để bố thí Pháp, vi tế gốc là Danh, tập trung đạo tràng chủ yếu là để thuyết pháp, làm sao cho nhiều người biết đến, được thể hiện, cung phụng, nổi tiếng,… Niệm gốc là Danh nhưng lại bao biện là: “Tôi muốn phát triển Đạo Phật để cho ai cũng biết đến Phật Pháp”.
Khi gặp nhau chia sẻ Phật Pháp hoặc đi chơi đâu đó thì rất là vui thích. Đây cũng là đang bị dính vào Danh, theo cái vui cái thích của Danh vậy. Phải phát hiện ra sớm ở chỗ này để không thực hiện ra hành động.
Hoặc như đăng bài Phật Pháp trên các trang mạng xã hội là lại phải vào theo dõi số lượt like, số lượt bình luận, xem có nhiều không để vui theo. Làm Phật Pháp rất nhiệt tình, hăng say, làm từ thiện cũng nhiều nhưng chỉ thích khen thì mới làm. Vi tế gốc là Danh mà Danh đồng nghĩa với Ác nên làm rất nhiệt tình nhưng lại không có Công Đức và Phước Đức, bị “bôi mờ” hết nên thành ra không có gì. Ví dụ:
– Kết nối mọi người quyên góp số tiền lớn để xây Đạo Tràng, phổ biến Phật Pháp, làm cho Phật Pháp hưng thịnh. Vi tế gốc là lấy lợi về cho anh em họ hàng… ai có tiền nhiều thì vui, ai không có tiền thì buồn. Lười làm, học được một chút đã đi giảng Phật Pháp, chỉ nói lý thuyết nhưng không thực hành…
Bởi chính mình còn chưa biết được niệm gốc của mình nên bao biện ra rằng muốn phát triển Phật Pháp để cho nhiều người được học Phật. Gốc là lấy Phật Pháp ra để bao biện, tư lợi cho mình. Như:
– Tôi chỉ vì thương, tôi biết Nhân Quả, muốn phổ biến cho nhiều người tránh giữ làm lành để nhận về “Thấy, Nghe, Nói, Biết” và Dừng, lấy Ý sử dụng “Vì Người Khác”. Mà chính mình lại không biết Ý niệm gốc là làm vì Danh, Lợi hay là làm vì tình thương trong sáng nên làm bao nhiêu cũng không có Công Đức, Phước Đức là vậy…
Nên mục đích ban đầu bạn phải xem Ý đang làm vì điều gì??? Muốn mọi người thành Phật nhưng “Chấp Tôi” nơi mình thì vẫn còn nguyên. Bởi đa số là làm vì Danh, Lợi… nên không có một chút Công Đức nào.
Hoặc cũng một ví dụ khác nhưng là Danh Lợi ngoài đời:
– Tánh lười bao biện, ăn uống xong cứ để đồ ăn ở nồi, bát đũa để đấy. Nhưng vi tế gốc là lười không muốn rửa, không muốn dọn nên bao biện để đấy lát mọi người ăn thì đun lại cho nóng…
– Hay như niệm Danh thích khoe, có chiếc tivi to đang để ở góc nhà, muốn cho tivi ra giữa nhà để cho gọn. Niệm gốc là muốn để cho gọn nhà nhưng vi tế Danh xúi bảo để ra giữa nhà cho đẹp, ai đi qua cũng biết nhà mình giàu, có tivi to.
– Hoặc lúc ra đường cầm điện thoại để gọi điện, khi gọi xong thì niệm Danh chen vào là gọi điện tiếp đi, giơ cái điện thoại lên cao để người ta nhìn thấy điện thoại của mình là điện thoại đắt tiền, đắt nhất hiện nay. Xong bị niệm vi tế của Danh xúi thêm, sau đi đâu chơi là phải thuê xe đắt tiền vào, bỏ một ít tiền thuê còn hơn là bỏ cả vài tỉ để mua, vừa oai, vừa được nhiều người khen…
Nếu bạn theo, không nhận rõ những niệm xấu này là bạn sẽ đi thuê xe đắt tiền, giơ điện thoại lên tiếp để khoe để thể hiện. Và tác hại của việc theo niệm Danh là nếu ô tô có vấn đề gì thì cả đời không làm ra vài tỉ mà đền cho họ, còn giơ khoe điện thoại thì chẳng may bị cướp mất thì không có điện thoại để dùng. Còn bạn không theo thì sẽ không bị mất gì cả.
Hãy cảnh tỉnh Danh và Lợi nên trong cuộc sống mình đang sống ở thế giới này, mượn thân để tạo Công Đức, khi suy nghĩ và hành động thì rất hay bị Danh và Lợi xúi mình để mình theo niệm đó, nhưng quan trọng là bạn phải có Trí Tuệ để nhận ra điều này. Trí Tuệ là Tánh Biết, Biết rõ ràng từng niệm một để không bị theo.
Nên soi lỗi mình là “quay về nơi chính mình” thì mới gọi là Trí Tuệ. Còn soi lỗi người là quay ra bên ngoài cảnh thì không phải là Trí Tuệ Chân Thật. Hằng ngày, học suy nghĩ giúp người khác Giác Ngộ, Giải Thoát, chỉ chuyên nhất một suy nghĩ trong sáng, không vì Danh vì Lợi, ví như:
– Có thể không muốn mua hàng nhưng vì tặng sách mà sẽ đến mua hàng vậy.
Làm gì, đi đâu cũng chỉ với một mục đích là giúp người khác Giác Ngộ Giải Thoát, dần dần rồi bạn sẽ quen. Bởi:
– Nếu suy nghĩ giúp người khác An Vui… thì là Phước Đức
– Suy nghĩ hại người… là Ác Đức
– Còn giúp người khác Giác Ngộ, Giải Thoát thì là Công Đức vậy.
Nên lúc nào bạn cũng nên dùng Trí Tuệ của mình để hướng những suy nghĩ theo chiều tích cực để giúp cho nhiều người cùng Giác Ngộ và cảnh giác với “Ngã Mạn” nơi chính mình. Ví dụ:
– Có một người tu được vài năm, lúc nào cũng nghĩ mình giỏi, luôn nghĩ mình hiểu biết, không cần học gì, luôn tự nhận rằng:
+/Thế giới hòa bình là nhờ mình kêu cầu. Nhiều người được hạnh phúc, biết đến Phật Pháp cũng nhờ mình gieo duyên rồi nghĩ mình đã tu thành Phật…
Người này lúc nào cũng cho mình là trên hết nên chưa hiểu rõ luật Nhân Quả, suốt ngày tự xưng mình là giỏi nhất. Trong Kinh Đức Phật có dạy:
– Phước là do mình làm, họa là do mình gieo. Tất cả đều là do nhân duyên, Nhân Quả mà hợp thành…
Mà người này lại luôn tự xưng, gặp điều hay gì cũng phải có mình vào để nâng tầm quan trọng… mà lại không biết là mình đang “Ngã Mạn”. Luôn nhận việc tốt là “tôi làm”, việc gì “tôi cũng giỏi, cũng đúng”, tự nhận tu nhiều năm để giúp cho nhiều người được thành Phật…
Nên sống bằng Ngã Mạn, Kiến Chấp… thì sẽ khó có thể thấy được lỗi của mình. Còn sống bằng Tánh Phật thì sẽ luôn thấy lỗi của bản thân, vì tàng thức “tuôn đổ”, giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy mình rất “xấu xa” và “hổ thẹn” vậy.
Vì biết mình “xấu xa” nên không “nổi lên” kiêu ngạo và Ngã Mạn . Nên “Phật thật” thì luôn:
– Khiêm tốn, làm Ba La Mật, không muốn ai biết đến…
– Không lưu lại dấu vết, không muốn ai cung kính, không xưng mình là Phật…
Đây gọi là Trí Tuệ Bát Nhã Ba La Mật của Phật.
Còn “Phật giả” thì lấy “Chấp Ngã” để tu làm Phật, thích người khác cung kính, xưng nọ xưng kia… cũng bởi do chưa biết thế nào là Tánh Phật hoặc chỉ hiểu về lý thuyết, còn thực hành thì khác xa “chưa bóc tách” được Tánh Phật và Tánh Ngã.
Bởi Tánh Phật là:
– Thấy, Nghe, Nói, Biết Đầu Tiên, Ý làm chủ…
Còn Tánh Ngã là:
– Thấy, Nghe, Nói, Biết Đầu Tiên nhưng suy nghĩ, khởi thêm Thấy, Nghe, Nói, Biết… theo chiều tiêu cực.
Nên cần phải có Trí Tuệ sáng suốt để biết Tánh Ngã “khởi”, tập theo Ý niệm nào tốt, còn Ý niệm xấu thì không theo. Còn nói, còn giải thích, còn thanh minh cho Tánh Ngã của mình thì cũng chỉ là bao biện. Tu tập đến chỗ “khó có thể diễn tả”, chỉ hành động với “Ý Vì Người Khác” thì mới được gọi là viên mãn.
Nhìn người khác “xấu”, trong khi Tâm mình vẫn đang còn “xấu” thì bạn nhìn người khác mới thấy “xấu”. Đối xử với tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau, không phân biệt thì bạn mới xứng là người học Phật. Ví như Đức Phật nhìn thấy ai cũng bình đẳng nên Đức Phật đâu có nói ai xấu và coi thường ai, luôn bình đẳng với mọi người.
Đức Phật thành Phật nên tất cả mọi người nếu thực hành đúng như lời dạy của Phật thì cũng sẽ trở về với “Thế Giới Của Chư Phật Mười Phương”. Hành theo Phật thì không nên hơn thua, ngạo mạn để dần trở về với Vô Ngã. Đa số ai cũng thường muốn mình không bị đau khổ, phiền não, bệnh tật, nói xấu… nhưng tại sao lại đi gieo những “nhân xấu” cho người khác???
Lúc nào cũng hơn thua đúng sai, lừa đảo, thảo mai… cũng bởi do Ngạo Mạn nên mới hay bị sang “Ngũ Ấm Ma”. Tất cả đều do “Chấp Ngã” của mình, nếu không nhận ra “niệm gốc” thì cả đời bạn cứ bị niệm Danh Lợi, niệm Tham… “Chấp Ngã” xui khiến.
Để đến khi Tham, Lợi không theo ý mình thì sân hận, oán thù phiền não, đưa “năng lượng xấu” vào người dẫn đến ốm đau bệnh tật. Nên đa phần là do chính mình hại mình chứ không phải do ai cả, như:
– Người khác chửi mình, do “Chấp” vào lời nói của họ nên mới sanh ra phiền não mà phiền não càng nhiều thì chính là nguyên nhân gây nên những khối u và bệnh tật…
Nên thứ gì là của bạn thì bạn hãy nhận, còn không phải của mình thì không nên nhận. Biết ít biết đủ để có cuộc sống vui vẻ còn nếu sử dụng lòng Tham vô đáy, nhìn thấy ai có tiền cũng muốn đưa hết sang túi mình, đất đai cũng muốn chiếm hết…. thì có nhiều đến cỡ nào cũng chưa thấy đủ để sau lại phải đi trả Nghiệp rồi bị đọa Địa Ngục, không biết đến bao giờ mới thoát lên…
TRÍCH QUYỂN: “DÙNG Ý TỐT VÌ NGƯỜI KHÁC LÀ HẠNH PHÚC TRƯỜNG TỒN”
NXB. HỒNG ĐỨC