Khi bạn gặp cảnh người khác nói bạn, bạn “Thấy, Nghe, Biết” tất cả sự việc, lúc này bạn hãy tập giữ nguyên bản gốc câu nói đó, dừng lại vài giây để suy nghĩ Tốt cho họ, sử dụng một chút “Tánh Tôi” để làm phương tiện, nói chuyện vui vẻ, dùng Ý Vì Người, không muốn cho người khác buồn tức là bạn đang thực hành Tánh Phật vào trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như:
– Có người quen tới nói với bạn:
+/Chào em lâu lắm không gặp…
Bạn không trả lời mà cứ như như, bởi hàng ngày bạn quan niệm tập như thế thì mới đúng với “phong thái” của Phật, đó là:
– Người khác nói tai này thì bạn cho sang tai bên kia, chỉ nhỉnh miệng cười, không cần nói gì cả…
Bởi bạn nghĩ nếu nói, trả lời lại thì là đang giống phàm phu không giống như các vị Phật. Vì trong Kinh Đức Phật có dạy: “Phật Tánh vốn là vậy, vốn tự đầy đủ trong sáng, không ai làm ra… nhưng bạn lại hiểu nhầm ngụ ý để đi thực hành một cách “như như”, bởi bạn đang hiểu sai lời dạy của Đức Phật…
Đây là Kiến Chấp, bắt chước tu giống Phật, cố học làm cho thật đúng, học được chữ nào thì bạn Chấp luôn cho mình là đúng nhất mà không biết những dấu hiệu này, chỉ là Tưởng ra của Tánh Khởi dẫn bạn đi theo Luân Hồi không phải của Tánh Phật. Nên cứ nghĩ mình đúng, hành đúng, làm đúng… nhưng chỉ giống như “anh chàng mù” “sờ” được chiếc ngà voi thì chỉ hiểu được trong tầm hiểu biết của “ngà voi”. Muốn hiểu rõ thì bạn phải “sáng mắt” để nhìn thấy như Đức Phật, đó là nhìn thấy cả “con voi” thì mới đúng.
Không giống như năm anh mù sờ voi, Kiến Chấp đủ thứ là nhất, không chịu nghe ai nói, Chấp chặt vào “hiểu biết” của mình, được gọi là “Sở Tri Chướng” tức Tánh Biết của Tánh Tôi làm ngăn ngại, không đến được với Tánh Phật. Vì “Khởi” ra là dùng Tánh Tôi làm “che mờ” đi mất Tánh Phật khiến bạn bị mê lầm. Nên Đức Phật dạy:
– Bỏ Tưởng để trở về với “chân thật” của mình…
Do đó, bạn nên Biết Tánh nào là Kiến Chấp, bởi khi bạn Khởi ra thì đều là Tưởng, chỉ có Tưởng giúp người Giác Ngộ Giải Thoát mới là Tưởng không kéo bạn đi theo Luân Hồi. Nên sống “như như” là bạn đã quên không sử dụng Ý. Ví dụ như:
– Ý muốn Luân Hồi thì cứ suy nghĩ tiêu cực, nghĩ xấu người khác…
– Ý muốn về với “Thế Giới Chư Phật” thì phải dùng Ý Tốt Vì Người Khác mà làm để giúp cho nhiều người Giải Thoát Giác Ngộ…
Trong đối đãi hằng ngày với mọi người nên chân thành, niềm nở, khiêm tốn… không nên “như như”, tập vui vẻ, hòa nhã, thân thiện, nói chuyện vui vẻ. Người khác chào hỏi thăm sức khỏe thì nói chuyện bình thường, chứ không phải là không nói gì. Bạn tập không nói thị phi, nói xấu ai thì mới đúng, đây gọi là dùng Tánh Tôi làm việc ở thế gian, dùng mọi phương tiện để giúp mọi người Giác Ngộ Giải Thoát, tập giao tiếp, tiếp xúc gần gũi chân thành thì bạn mới đưa Pháp Giải Thoát tới cho nhiều người được.
Đây là những vị đã tập thuần thục còn bạn cứ “như như”, người khác hỏi không trả lời, tỏ thái độ khó chịu… thì đây là Tánh Tôi đang tạo Nghiệp, không đúng với Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, vì bạn đã hiểu sai chân lý của Đức Phật, không phải là của Tánh Phật sáng suốt. Vì thường con người gặp nhau mà trái ý nhau thì sẽ cảm thấy ganh ghét, khó chịu tức tối, trừ những người bạn yêu thương, quý trọng hoặc là sếp của mình… thì Tánh Tôi của bạn mới không trỗi dậy. Ví dụ như:
– Có một anh A đang làm ở vị trí công nhân, sau một thời gian dài làm việc được Giám Đốc âm thầm điều lên vị trí phó Quản Đốc nhưng do muốn gây bất ngờ nên đã không nói rõ cho anh A biết sâu về vị trí này. Rồi khi về nhà, anh A lo sợ, sợ công việc này vất vả, áp lực rồi thầm nghĩ:
+/Chắc Giám Đốc muốn gây áp lực cho mình để mình tự nghỉ việc đây mà…!
Nhưng anh A đâu hay đó là Giám Đốc đang âm thầm nâng đỡ cho anh A vậy.
Chính vì Tánh Tưởng này, Chấp Tôi lên ngôi nên mới khiến bạn Luân Hồi nhiều kiếp. Do đó, khi nghe từ ngữ của mọi người, bạn hãy giữ nguyên bản gốc, suy nghĩ tốt cho người đối diện là bạn đang “Buông” dần những Chấp Ngã, thị phi…Con người đều do Tánh Tưởng hoành hành, người khác nói có một câu mà đôi khi bạn đã “Tưởng” lên cả một thời gian dài. Nên chấm dứt Tưởng là hết Luân Hồi, trong cuộc sống khi gặp cảnh bạn hãy tập Buông bỏ dần để sau một thời gian thì Tánh Ác sẽ “lui về sau”, sự thân thiện nơi bạn sẽ cởi mở hơn.
Nên bạn gắng tập liên tục để cho Tánh Thiện thắng Tánh Ác, lúc đó bạn chỉ còn dùng Tánh Phật, sử dụng Tánh Tôi lương Thiện để làm việc giúp người Giác Ngộ Giải Thoát. Bởi chỉ suy nghĩ tích cực vui vẻ, giúp người Giải Thoát Giác Ngộ đó mới là con đường chân thật để bạn thoát ra khỏi Tam Giới và dần trở về với “Thế Giới Của Chư Phật” vậy…
TRÍCH QUYỂN: “DÙNG Ý TỐT VÌ NGƯỜI KHÁC LÀ HẠNH PHÚC TRƯỜNG TỒN”
NXB. HỒNG ĐỨC