Học Giác Ngộ Giải Thoát để được hiểu biết về công năng sử dụng Tánh Phật đến mức chân thật, đó chính là chân lý của Đức Phật còn phân tích làm Phước – hưởng Phước là bạn đang dần tiêu hết “số tiền” mà kiếp trước bạn đã làm ra, tức là bạn có 1 tỷ làm Phước của kiếp trước giờ Phước bạn tự nhiên buôn bán được hoặc được bố mẹ, người thân tặng làm của hồi môn… thì không phải tự nhiên người khác cho bạn mà đó chính là Phước của bạn từ nhiều kiếp. Nhưng bạn không biết chi tiêu cặn kẽ, tiêu xài không kiểm soát, không biết bố thí thì sẽ rất nhanh hết Phước để rồi sanh ra nghèo đói, bệnh tật…
Biết tiết kiệm Phước thì trong khi tiêu Phước, bạn vẫn làm “sinh sôi” thêm Phước Báu bằng cách:
– Sống chân thật…
– Sống với Phật Tánh vốn có dùng Ý Tốt hướng Thiện, giúp mọi người Giác Ngộ Giải Thoát thì sẽ sinh thêm Phước cũng như Công Đức để cả cuộc đời bạn sống an vui, có sức khỏe tốt…
Dấu hiệu của hết Phước đó là:
– Mua chiếc xe cũng không đủ tiền…
– Làm nhà không ai cho vay, muốn buôn bán cũng không ai mua, mở kinh doanh hay bị phá sản…
Đó là dấu hiệu của hết Phước. Bởi chính Ngạo Mạn, Sân Si, luôn cho mình là nhất… mới “đốt cháy” nhanh Phước Đức của bạn nên không sinh ra Phước, những hành động này sẽ khiến bạn tiêu nhanh, hết “số tiền” mà bạn đã làm ra. Ăn uống thì vứt lung tung, đồ ăn thừa đều vứt bỏ, cơm thì không ăn hết để lại rất nhiều trong bát… rồi bỏ đi như thế rất là lãng phí, bị tổn Phước rất nhiều. Hoặc như mua quần áo đắt tiền rất nhiều mà không mặc tới, thì cũng gọi là tiêu Phước vậy.
Nên cũng số tiền đó mà bạn giúp đời, hỗ trợ người già neo đơn, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong mỗi làng xã, in Kinh Sách bố thí Pháp Giác Ngộ Giải Thoát thì có phải rất là bổ ích, vừa có Trí Tuệ, vừa tất cả đều được học Giải Thoát Giác Ngộ nhưng nếu bạn không biết thì sẽ tiêu hết Phước Báu, khiến cơ thể bệnh tật, làm ăn không đi lên…
Bản Thiện của mình chính là Tánh Phật, Nhân Tri Sơ Tính Bổn Thiện vốn sẵn có là thật thà chất phát, thương người, từ bi hỷ xả, tình thương là từ tấm lòng chân thật chứ không phải dụng công để thương người. Thương người theo kiểu dụng công là “Khởi” ra để thương, tức không còn là tình thương trong sáng vô tư mà là “tôi” tu nên phải hành động thể hiện ra là mình Từ, Bi, Hỷ, Xả”. Thì đó không phải là của Tánh Phật mà là “Khởi” ra dùng Tánh Tôi “Chấp Trước để thương, trong lòng thì không thích còn bên ngoài thì nói là thương người hay còn gọi là thảo mai, không đúng với Chánh Pháp…
Bởi những gì là hình tướng vốn không phải là của mình mà bạn cứ Chấp vào cho là thật có thì rất khó có thể “Buông Bỏ” được, ví như:
– Không Buông được nhà, tài sản là của ông bà, cha mẹ để lại mà khi sinh ra lớn lên đã Chấp, nghĩ đó là nhà của mình rồi nắm giữ, sở hữu…
Bởi Trái Đất mà bị hủy diệt thì sẽ lại trả về với không gian nên bạn hãy tập Buông Xả, có không vui, mất không buồn, vốn tự nhiên không có gì dính nhau, giống như bài Pháp “Bụi Trần” của Đức Phật đã nói lên được sự thật ở Thế Gian:
– Mặt Trời với hư không là Tánh Phật…
– Bụi là vọng tưởng…
Nên tất cả đều không “Dính” nhau giống như bạn và của cải, con cái… không hề “Dính” vào nhau vậy nhưng tâm trạng luôn tưởng tượng ra, Chấp “nắm giữ”, không muốn bỏ nên bạn mới cần phải học Buông Xả chứ chân thật thì đã vốn không Dính nhau…
Còn hỉ là vui cùng với những người đang làm những việc tốt thì trong Tánh Phật cũng đã sẵn có, không cần “Khởi” ra, như:
– Tôi hoan hỉ với mọi người đang làm việc tốt với những người giàu có hơn mình…
Tánh Phật “Thấy, Nghe, Nói, biết của bạn vốn đã có đầy đủ lòng thương yêu thương, bao la trùm khắp, luôn vui vẻ với mọi người, tùy hỉ làm việc tốt, không “Dính” bất cứ một thứ gì… nên các Tổ ngày xưa có những câu thơ:
– Không ngờ Phật Tánh vốn Thanh Tịnh, không ngờ Phật Tánh vốn tự đầy đủ…
Các Ngài đã ẩn ý rằng tất cả đều có Phật Tánh mà mình không chịu nhận về sử dụng để cứ “học” là Chấp, mỗi một lần Chấp làm “che mờ” đi mất Tánh Phật. Vậy nên mới bị Vô Minh, Vô Minh chính là không sáng, là Chấp Trước chồng chất, cho ta là giỏi nên bạn “Thấy” thì cứ “Thấy” tự nhiên, đâu phải học nhiều năm, tu nhiều kiếp thì bạn mới có Tánh Thấy. Càng Tìm Kiếm bạn càng không thấy “Tánh Thấy” chân thật của chính mình, bởi Thấy, Nghe, Nói, Biết tự nhiên thì mới đúng là của Tánh Phật.
Bạn nên Dừng ở Tánh Thấy này, càng tìm thì càng “xa rời” với chân lý của Đức Phật vốn sẵn có:
– Tánh Thấy, Thấy người, ô tô, xe đạp, mọi thứ… nhưng không Khởi lên Tưởng thì đó chính là Tánh Phật của bạn. Bạn dùng Ý Tốt để sử dụng làm việc vào trong mọi hoàn cảnh nhưng không Dính, luôn nghĩ giúp người khác Giác Ngộ Giải Thoát thì đấy chính là bạn đang sống với Tánh Phật của chính mình đâu cần phải Tìm, Cầu… Hoặc như:
– Trước nhà bạn chưa ai xây dựng, khi bạn nhìn “Thấy” quang cảnh nhà, ô tô, xe máy ở ngoài hoặc nhìn ra xa một chút, tuy không rõ nhưng bạn vẫn “Thấy”, nhắm mắt vào bạn “Thấy” tối, mở mắt ra bạn “Thấy” sáng thì như trong Kinh Lăng Nghiêm đây chính là Tánh Thấy “bất sanh, bất diệt” hay còn gọi là Tánh Phật của bạn vậy.
Nếu Thấy tự nhiên không có gì “che chắn” thì là vốn tự nhiên rất Thanh Tịnh còn khi bạn “Khởi” ra là phải thế này, phải thế kia, Chấp Trước trong từng công việc thì bạn không còn Tánh Thấy tự nhiên nữa, giống như bức tường che chắn đằng trước nhà bạn sẽ không nhìn ra xa được.
Bạn dùng bao nhiêu những tưởng tượng, Khởi ra chồng chất lên nhau để tìm Tánh Phật mà Tánh Phật của bạn là Tánh Thấy tự nhiên:
– Ngoài “Thấy, Biết” bạn còn có Tánh Nghe “trùm khắp”, Nghe được rất xa, không cần chạy đến chỗ Nghe nhưng bạn ngồi trong nhà vẫn Nghe thấy… thì đó cũng là Tánh Phật của bạn.
Bạn không cần phải dụng công để tìm mới có, không cần Khởi, tìm kiếm… mà bạn hãy nhận về Tánh Phật, vốn Thanh Tịnh Tự nhiên, không cần phải làm gì mới Thanh Tịnh. Tất cả mọi người đều có Tánh Phật, bình đẳng như nhau, bạn hãy tùy thuận và dung nhập, luồn lách vào mọi hoàn cảnh để xử lý tất cả các công việc, tùy duyên không Chấp, không để lại dấu vết… Dùng Ý Vì Người Khác để áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ:
– Nếu thấy một người nào đó đang đi lừa đảo mà nằm trong khả năng của mình mà bạn cứ dung túng, bao biện, bao che họ để lừa tiếp của người khác thì sẽ không xứng đáng là đệ tử của nhà Phật. Bạn nên tìm cách nào đó để cho nhiều người không bị mắc bẫy tiếp vậy…
Nên điều gì có lợi ích lớn hơn thì bạn hãy làm. Bởi Đạo Phật là Đạo Trí Tuệ viên mãn chứ không phải ngồi đấy “như như” để cho người khác đánh, người khác lừa. Có một kiếp Đức Phật là Bồ Tát, Đức Phật thấy tên cướp trên thuyền định giết 500 người dân vô tội, Đức Phật lúc đó đã “xử lý” tên cướp này để cứu 500 người dân lành. Đây chính là hành động dùng Ý Vì Người Khác, Đức Phật chọn làm như thế vừa là cứu dân lành, vừa là để cho tên cướp không tạo thêm những Ác Nghiệp, đó cũng chính là những suy nghĩ của các bậc Đại Giác Ngộ mà người thường rất khó có thể làm được…
TRÍCH QUYỂN: “DÙNG Ý TỐT VÌ NGƯỜI KHÁC LÀ HẠNH PHÚC TRƯỜNG TỒN”
NXB. HỒNG ĐỨC