NGỒI THIỀN CÓ THÀNH PHẬT ĐƯỢC KHÔNG???

Đức Phật ngồi Thiền chỉ là phương tiện để dẫn mọi người đến Đạo.

Ngày xưa, Tổ sư Đạt Ma thấy các Thầy ngồi Thiền để thành Phật, Ngài liền đi lấy ngói để mài xem có thành gương được hay không? Các Thầy thấy thế bảo Ngài không thể lấy ngói mà mài thành gương được. Nên Tổ bảo, ngồi Thiền cũng thế, cũng không thể thành Phật được.

Ngài chỉ, phải Biết rõ, Biết đi thì Biết mình đi, đứng nằm ngồi đều Biết, không lúc nào là không Biết…tức Thấy, Nghe, Nói, Biết, lúc nào cũng Biết, lúc nào cũng soi thấu mình đang làm gì, nghĩ tốt xấu, chuẩn bị làm gì, đều Biết rõ ràng thì được gọi là Thiền, chứ không phải ngồi thiền mới gọi là Thiền.

Thiền tức soi lỗi mình, soi cái Ngã đang chạy theo Danh và Lợi. Thấy, Nghe, Biết của mình đều Biết, hãy dừng lại ở cái Biết, không chạy theo cái Tham đó thì lúc nào cũng là Thiền vậy.

Hàng ngày, mỗi khi sáng dậy bước xuống giường là đã dùng cái Biết, tập từ sáng đến lúc đi ngủ thì cũng được gọi là Thiền.

Phá ngã tức không bao che cho cái Ngã, thường xuyên soi Ngã Chấp của mình. Lúc có Ý bao che như vậy, cái Biết vẫn Biết thì “bảo thủ” của Ngã sẽ bắt đầu ít dần đi.

Ví dụ:

– Khi giúp 1 người nào đó, cho họ vay số tiền làm vốn khởi nghiệp, người đó sau này khá giả, người cho vay bắt họ phải cung phụng cũng như muốn họ phải cảm ơn mình. Không vừa ý thì đi mắng chửi, tức Chấp ta làm giúp họ, không có ta thì họ không có được như ngày hôm nay, đây chính là chấp Ngã. Nhưng nếu Thiền thì Thấy, Nghe, Biết sẽ soi chấp Ta, là làm, giúp ai cũng không nhớ đến vì mình giúp họ tức giúp mình. Bạn muốn giàu thì phải bố thí tiền, muốn có trí tuệ thì bố thí Pháp, muốn có sức khỏe thì bố thí Thuốc… nên bạn muốn giàu có thì bạn chịu khó đi bố thí thì sau bạn sẽ giàu. Nếu vậy, bạn phải cảm ơn người nhận vì đã cho bạn có cơ hội cấy trồng ruộng Phước tương lai, nên bạn phải cảm ơn họ chứ không phải bạn chấp ta là người cho, tập dần dần sẽ phá Chấp, tất cả đều cảm ơn nghịch cảnh, cảm ơn xem tâm từ bi của mình được đến đâu, thuận duyên cũng bình thường, tất cả các cảnh đều là bài thi của mình, càng gặp nghịch cảnh nhiều mình càng nhanh qua bài thi, nên Thấy, Nghe, Nói, Biết đều rõ Biết, dừng ở đó tức là Thiền rồi vậy.

Áp dụng cho mọi hoàn cảnh thì tức là Thiền, Thiền để phá cái Tôi, cái Ngã.

Trước kia, “Thấy, Nghe, Nói, Biết” và “Chấp Tôi” là một, giờ hãy tách: “Thấy, Nghe, Nói, Biết” và “Chấp Tôi” thành 2 thứ:

+/Tánh Thấy, Nghe, Biết cái Tôi chưa tu tập được gì, chưa Từ Bi, chưa Trí Tuệ bằng các vị Phật…

+/Và cái Biết cái Tôi còn Tham, sân si nhiều, cái gì cũng cho mình là nhất…

Vậy là bạn đang biết mình, tức Biết cái Tôi.

Thấy, Nghe, Biết đều rõ thì đây chính là ông Phật của bạn, “Tôi” chính là Ngã Mạn từ cái Khởi của Tánh Phật. Muôn vàn tưởng tượng, muôn pháp cũng Khởi từ đây…

Giờ bạn Biết, chỉ cần Dừng, tức “chặt” đứt cái Tôi của bạn để trở về tự tánh vốn có. Dần dần tập thuần thục, không còn Ngã thì Thấy, Nghe, Biết lúc này, lúc nào cũng dùng Ý để muốn tốt cho người khác mà thôi.

Từ trước đến nay, vốn bản Thiện lúc nào cũng Thiện, không muốn cho người khác Khổ nên đâu cần phải giữ giới???

Không tu, bởi đã có sẵn bán Tánh Thuần Thiện, còn nếu chưa Thuần Thiện thì nên tập dần dần, kẻo hiểu nhầm sang chấp Không.

Không chứng mới thật là chứng, vì làm mọi việc mà không Chấp việc mình đã làm, không chấp Tôi làm, phá Tôi, tức đã “phá” Ngã…

Nhận ra “Ông Phật”, tức bạn đã thực hành đúng theo lời dạy của Đức Phật. Mười Phương Chư Phật sử dụng mọi phương tiện cũng chỉ để cho mọi người nhận ra được “Ông Phật” của chính mình.

Cuối cùng, lúc nào cái Biết, cũng nên soi cái đang làm của mình, xem Ý nếu có lợi cho bản thân hoặc có hại cho người người khác thì không nên làm theo. Còn Ý có lợi cho người khác thì bạn hẵng làm. Đồng nghĩa, bạn đã thực hành đúng với ý nghĩa của Thiền, thực hành đúng theo lời của Chư Phật dạy, tức bạn đã không còn tạo Nghiệp.

Bạn giúp cho nhiều người cũng hiểu được như bạn nhưng không Chấp Ngã, thì đó chính là hành trang để bạn chấm dứt được bao nhiêu “tỷ” kiếp Luân Hồi rồi.

 

TUỆ MINH

 

 

Bài viết liên quan