MUỐN THOÁT LUÂN HỒI THÌ PHẢI THỰC HÀNH NHƯ THẾ NÀO???

Muốn thoát Luân Hồi đầu tiên bạn phải có lòng ham muốn thoát Luân Hồi tức thành Phật. Người tu Niệm Phật thì muốn về cõi của Ngài, người tu theo các đạo khác thì muốn về nơi mà mình cần đến.

Lúc đầu mọi việc đến với bạn rất tốt đẹp, sau khi bạn phát tâm Bồ Đề kiên cố không thối chuyển, mặc cho anh em xung quanh phản đối cách tu của bạn. Nhưng sau 1 thời gian thường hay bị các cảnh thử thách như: oan ức, không ai giúp đỡ, tận cùng của bể khổ…Bạn bắt đầu lung lay về đường tu, chán nản sinh thối chuyển. Nếu bạn vẫn kiên trì vượt qua thử thách, tự soi lỗi mình, không dính với từng việc thì bạn sẽ dần viên mãn.

Ví dụ:

+/Bạn không dính tiền, bạn có vài tỷ hay vài trăm triệu, bạn có cũng được, không có cũng không sao tức bạn không dính vào vật chất. Bạn có xe cũng được, không có xe cũng được tức bạn không dính vào xe. Đối cảnh bạn không sinh khởi ham muốn yêu, ghét…tức bạn không dính cảnh trần.

Còn sang pháp môn niệm Phật thì đến đây tức là A Di Đà của bạn. Bạn không nên nhớ A Di Đà ở Tây Phương mà bạn nên nhớ và sống với A Di Đà của bạn thì mới đúng với ẩn ý mà Đức Phật dạy, tức Niệm Phật là để nhận ra Ông Phật của chính mình đó chính là Thấy Nghe Nói Biết, cái Biết soi rõ bản thân, luôn soi cái Tôi cũng còn gọi là “Ông Phật” đã vốn có sẵn trong mỗi con người.

Bạn dụng công cho thanh tịnh nhưng không có ai chỉ cho bạn vượt qua Ngũ Ấm Ma. Khi có được chút thanh tịnh, bạn đi xưng tôi thanh tịnh tức mình thành Phật nhưng bạn đâu có biết, “Tôi Thanh Tịnh” tức cái Biết của bạn không sử dụng mà bạn lấy cái Tôi để ép bỏ hết cảnh trần, sau đó ngồi dụng công khởi lên ham muốn thành Phật nhanh nên các loài “ma” mới nhập vào, tỏa hào quang để nói chuyện trên Trời, đi lừa những người nhẹ dạ tin theo. Chính đây là vi tế của Ngã Mạn, chưa “diệt” Ngã được mà bạn đã muốn người khác cung phụng, mong người khác quỳ lạy mình, do bạn khởi lên “ham muốn thích” nên mới xảy ra hiện tượng như vậy. Sau 1 thời gian đường tu của bạn rơi vào tăm tối lạc vào Tà Đạo.

Trường hợp khác, một người cũng phát tâm Bồ Đề giống bạn, hoàn cảnh cũng xảy ra như vậy nhưng họ không thối chuyển, vượt qua tất cả các thử thách bài thi, đúng đường tu tập, luôn soi lỗi mình, không bị cảnh dẫn. Vẫn dùng Thấy Biết để soi bản Ngã, cuối cùng người đó đã vượt qua chông gai rồi đi đến hết con đường mình chọn.

Cho nên mới bắt đầu vào tu thì rất tinh tấn nhưng sau khi phát tâm thường có đủ các loại chuyện đến với bạn, bạn không nên có Ý gì về Danh Lợi cũng như thối chuyển. Cứ tập Tánh Thấy Nghe Biết, soi cái Tôi của bạn nhiều năm để dần dần trở về với Tánh Phật của mình.

Trong kinh Lăng Nghiêm có dạy, khi có chút thanh tịnh nếu không chú ý thì rất dễ bị Ngũ Ấm Ma vào, cuối cùng không thành Phật mà lại thành “Ma”.

Mọi người tu “Niệm Phật” cũng vậy, tu đạo nào cũng phải bỏ Danh Lợi Bản Ngã rồi mới về được nơi mình muốn đến, muốn thuần bản Ngã của mình thì khi biết đó là giả, là Ngã Chấp thì không theo “nó” là được, giống như biết nhà mình có kẻ ăn trộm, mình nhìn thấy trộm, biết trộm thì trộm có còn dám ăn trộm nữa không?

Đến đây, các bạn tự mình chiếu soi mình, hằng ngày lấy tánh Phật soi Tánh Ngã, cái Tôi. Các bạn gắng thực hành thì sẽ thấy vi diệu còn không thực hành thì sẽ bị Tánh Ngã bao biện, lặp lại nhiều lần sẽ chồng chất vô minh. Ví dụ như:

+/ Nhìn thấy chiếc đinh vướng lối đi nhưng Tánh Ngã bao biện che đậy bảo tý nữa rồi hẵng làm, sau thì quên mất, chính mình bị dẫm vào đinh, rất đau đớn. Nếu bạn thực hành thì sẽ nhặt đinh lên để cho người khác không dẫm vào, còn nếu bao che cho Tánh Ngã không muốn làm thì những lần sau sẽ vẫn tiếp tục bao biện che đậy, cuối cùng có Tánh Phật cũng như không, vô minh mãi chồng vô minh.

+/ Ví dụ thứ 2, nếu có ai nhờ bạn giúp 1 số việc trong một ngày, bạn hẹn tý nữa rồi sẽ giúp, thấy việc nhiều nên nảy ra Ý trốn việc để về nhà chơi thì trường hợp này đã bị Tánh Ngã lôi làm chủ, dẫn đi theo cái Tôi. Nên hằng ngày, không nên bỏ qua 1 việc lành cho dù là 1 việc nhỏ nhất. Việc Ác vi tế, xúi nói xấu người này người kia, chia rẽ mất đoàn kết gia đình hay đồng nghiệp…thì nên nhớ là Biết đang bị dẫn. Nếu không qua mất một ngày, bạn không làm việc lành nhỏ, việc Ác bạn vẫn làm thì sẽ bị cái Tôi làm lu mờ “Ông Phật” của bạn, đến lúc làm chủ được mình rồi lúc này không còn Thấy “Chấp Ngã” tức không còn gì để nói thì tự mình biết là đủ.

+/ Ví dụ thứ 3, trường hợp quét cổng nhà, nơi gần các rãnh thoát nước thì mình không nên cho cát hoặc các vật cản xuống mà nên quét đi để tránh làm tắc cống, bên môi trường cũng đỡ phải vất vả. Ý hằng ngày nên tập cho lúc nào cũng muốn tốt cho người khác, Ý phải Biết liên tục theo từng sát na, không bao biện cho cái Tôi, không bao biện cho những hành vi sai trái của mình. Nên Đức Phật mới dạy, thắng ngàn quân địch không bằng chiến thắng chính mình. Quan trọng hằng ngày, mình nên soi lỗi cũng như bao biện của chính bản thân, việc Ác nhỏ không làm, việc Lành nhỏ cũng không nên bỏ qua thì mới đúng với lời của Đức Phật dạy.

Còn rất nhiều ví dụ nên bạn làm tất cả mọi việc nhưng Ý chỉ muốn tốt cho người khác thì mọi việc bạn làm đều đúng. Bạn giúp cho nhiều người cũng hiểu được như bạn thì đây chính là hành trang để bạn dần trở về với “quê xưa” của mình rồi vậy.

 

TUỆ MINH

Bài viết liên quan