Làm Công Đức mà nghĩ mình đang làm thì không có Công Đức gì cả, vì là làm có mục đích. Suy nghĩ để giúp cho người khác Giác Ngộ Giải Thoát bằng tình thương thì là Tánh vốn có tự nhiên Thanh Tịnh, tự nhiên để làm chứ không “Khởi” thêm Ý:
– Làm để được Công Đức…
– Làm để được người đời kính trọng…
Nên làm để được Danh – Lợi để người khác cung kính, nổi tiếng nhiều người khen mình là người tốt thì bạn không có Công Đức và Phước Đức. Tất cả làm gì cũng đều do Ý chỉ đạo, nếu theo Ý của “Chấp Ngã”, vi tế là Danh, được nổi tiếng, tư lợi cá nhân… thì làm không có Phước Đức. Còn sử dụng phương tiện để dẫn dắt mọi người phát tâm Bồ Đề, tức học Phật để Giác Ngộ Giải Thoát thì Ý này luôn đúng, miễn sao Ý làm chủ và sống Vì Người Khác…
Bạn làm gì cũng phải xem là đang làm với Ý nào, Ý Ngã Mạn hay là Ý đang làm “Vì Mọi Người”, bởi nếu làm bằng tình thương thì là bạn đúng. Bao nhiêu người tu hành, bao nhiêu người làm Phước, Công Đức mà cũng không đi đến đâu nên chỉ có nhận về Tánh Phật của chính mình, khởi Ý luôn giúp đỡ người khác Giác Ngộ Giải Thoát thì càng suy nghĩ bạn càng Thanh Tịnh tự nhiên…
Do đó, làm trong Thanh Tịnh tự nhiên thì bạn đúng, còn “Khởi” lên làm để được nọ, được kia thì bạn không có Công Đức và Phước Đức. Ví dụ như:
– Chị A nói chuyện với chị B rất vui vẻ nhưng “Chấp Tôi”, Tánh Tham xúi:
+/ Nói chuyện với người này có lợi không??? Nếu không có lợi thì nói chuyện làm gì cho ảnh hưởng đến sức khỏe…
Nhưng Tánh Tham lại xúi thêm chị A:
+/Thôi cứ nói chuyện đi, người này lợi dụng được, có thể cho mình vay tiền, có thể phát tâm cho mình làm được công việc của Phật Pháp… nên lòng Tham thúc đẩy đi nói chuyện nhiều với chị B.
Do đó ẩn sâu vi tế khi nói chuyện, vi tế Tham vẫn nổi lên xúi:
– Là người này nói chuyện có lợi, có thu nhập… nên cứ tích cực nói chuyện. Còn những người mà không có thu nhập, không có lợi… thì không nên tiếp xúc vậy…
Đây cũng là vi tế của Ngã Chấp, lòng Tham vô đáy nên những trường hợp này tuy giúp đỡ người khác nhiều nhưng lại không có Công Đức, Phước Đức, vì làm bằng lòng Tham để muốn người khác cúng dường cho mình… Mục đích là để lấy tiền làm cho Phật Pháp nhưng đã bị theo Danh, Ngã Chấp… nên đã không còn trong sáng. Còn nếu sống bằng Tánh Phật thì bạn sẽ hòa đồng với mọi người, giàu nghèo đều không phân biệt, Thanh Tịnh Tự nhiên không có mục đích…
Đằng sau lòng Tham vô đáy muốn người khác cung phụng là chuyên xúi giục để nhiệt tình nói chuyện hay giúp đỡ người khác. Mục đích là xem người đó:
– Có cúng dường cho mình hay không???
– Có lợi dụng được không???
– Hay liệu có lợi với mình hoặc chơi với người này mình sẽ lợi dụng được gì???
Tất cả những mục đích này đều là mục đích, làm gì cũng không có Công Đức và Phước Đức, giống như vua Lương Võ Đế hỏi Tổ Bồ Đề Đạt Ma là:
– Trẫm xây rất nhiều ngôi chùa, cúng dường rất nhiều Chư Tăng thì liệu có Công Đức – Phước Đức gì không???
Tổ Sư Đạt Ma trả lời:
– Ngài không có chút Công Đức – Phước Đức gì cả. Vì Ngài luôn khoe khoang, mục đích là để cho người khác khen. Nên làm vì Danh thì giống như tất cả đều đổ xuống sông, xuống biển vậy…
Do đó, nếu ai cũng hành như vậy mà Chấp Tôi vẫn đố kỵ, Ngã Mạn như thế thì sẽ uổng cả một đời tu tập. Ví dụ:
– Tánh Người đố kỵ, Tham, Danh… thấy người khác giỏi hơn là cũng có thể đi nói xấu họ…
– Tánh Danh thì thích được khen, lúc nào cũng để ý xem mình làm có ai nói gì không??? Nếu mà được khen thì sẽ nhớ mãi còn bị chê hay có ai đó nói tới bản thân… thì có thể buồn cả ngày.
Thông thường gặp cảnh, niệm Ác sẽ “Khởi” ra trước rồi mới đến Niệm Thiện. Còn khi thuần thục thì niệm Thiện sẽ làm chủ niệm Ác. Nên bạn lúc nào cũng tập Biết để không Khởi sang bên “Chấp Tôi”. Bởi vi tế của đố kỵ là:
– Khi nhìn thấy ai đó làm việc tốt hơn mình rất nhiều nhưng lại không phục, trong lòng luôn nghĩ:
+/ Dễ như này thì tôi làm cũng được…
Những trường hợp như vậy, đa số sẽ tìm đủ mọi cách để bao biện cho mình là đúng, đây chính là vi tế của Ngã Mạn, Tham, Danh, đố kỵ… nên tu tập phải luôn kiểm soát để Biết các niệm Khởi, trở về tự Tánh, giúp mọi người Giác Ngộ Giải Thoát thì gọi là Thanh Tịnh tự nhiên. Còn nếu bạn tập hành với “Chấp Tôi” thì bạn sẽ càng ngày càng Ác nên bạn phải Biết rõ từng niệm vi tế Khởi lên bao biện để “Thấy, Biết” tận “gốc rễ”…
Bởi niệm Khởi, nếu Biết sẽ tự sanh diệt, bạn nên tỉnh giác liên tục để không mất cảnh giác thì mới “giảm” được dần “Chấp Ngã. Trở về Vô Ngã thì sẽ không Chấp, không đố ky, không Tham Công Đức… Tùy duyên mà làm, làm một cách âm thầm thì mới gọi là Công Đức trong sáng. Hay còn gọi là làm không dấu vết, làm Ba La Mật, làm không muốn ai biết đến… chỉ lặng lẽ âm thầm giúp đời mà thôi…
TRÍCH QUYỂN: “DÙNG Ý TỐT VÌ NGƯỜI KHÁC LÀ HẠNH PHÚC TRƯỜNG TỒN”
NXB. HỒNG ĐỨC