GHEN TỴ CÓ PHẢI LÀ TÁNH XẤU KHÔNG???

Ghen tỵ là một trong những Tánh xấu của con người, bởi em bé ngay từ những lúc còn nhỏ cũng đã biết đến ghen tỵ như:

– Nếu anh chị được mua quần áo mà em không được mua thì sẽ rất dễ tỵ nhau hoặc anh chị được quan tâm mà em không được quân tâm thì em bé cũng dễ khóc, đố kỵ với anh chị. Nên có những cặp song sinh bố mẹ thường mua đồ giống nhau để em bé không bị ghen tỵ, do lòng đố kỵ đã bắt đầu từ khi em bé đã còn rất nhỏ.

Từ lúc mới sinh ra đã muốn chỉ được yêu thương chứ không có tâm yêu thương rộng lớn nên đã hình thành ra một tính cách xấu. Vì em bé chưa được dạy có lòng biết ơn ông bà, cha mẹ, với anh chị, những người xung quanh…nên lâu dần nuôi dưỡng lòng đố kỵ trở thành một tính cách xấu…

Thậm chí cha mẹ yêu thương anh chị, em út cũng có thể nói xấu, ghen ghét, đặt điều cho người đó. Nên bản thân hãy tự quay lại suy ngẫm rằng tại sao mình không được bố mẹ yêu thương??? Không tự soi xét nơi mình mà lại đi ra ngoài trách móc rằng tại sao bố mẹ lại “mê muội”, yêu thương anh chị đến vậy??? Mà đâu hay biết bố mẹ là những người từng trải, có thể biết được tính cách của con mình hơn ai hết nên sẽ hiểu được người con nào đối xử thật lòng, người con nào đối xử không thật lòng…

Vậy nên, không nên đố kỵ ghen ghét nhau để làm cho bố mẹ phiền lòng. Phải tự trách mình, tự soi lại lỗi mình xem đã xứng đáng với tình yêu thương của bố mẹ hay chưa??? Bởi đây là vấn đề đố kỵ, ghen tị giữa anh em, bố mẹ, bạn bè và hàng xóm…Ví dụ:

– Có 2 người bạn cùng đi làm một công ty, chị A làm nhanh hơn chị B, chị B cảm thấy rất khó chịu. Khi Giám Đốc đến thấy chị A làm nhanh thì khen ngợi, vui vẻ động viên, sau khi Giám Đốc về thì chị B nói với chị A là:

+/“Chị làm chậm thôi, làm nhanh để cho Giám Đốc khen hay sao??? Định nịnh cấp trên phải không??? Làm thế lương có cao hơn được không??? Mỗi lần Giám Đốc cười với chị tôi cảm thấy đau lòng lắm“.

Chị A về suy nghĩ, sang ngày hôm sau khi đã làm xong phần mình, chị liền sang làm giúp cho chị B để cho bằng nhau, không phải vì nịnh Giám Đốc mà chỉ nghĩ rằng:

– Hai đứa cùng làm trong công việc mà chị B cứ hay trách móc thì thật tội cho chị B…

Nên qua ví dụ trên có thể thấy tính cách của chị B hẹp hòi, ích kỉ, ghen tị với chị A. Chị B đã sử dụng “Chấp Tôi” để suy diễn, “Tưởng” ra để đi đến hành động là đố kỵ. Còn chị A sử dụng Ý trong “Tánh Phật”, thấy việc là làm, làm hết mình, càng làm càng khỏe, thậm chí còn làm giúp cho chị B. Đây là sử dụng Ý Tánh Phật rộng lượng bao dung, hai tính cách ngược nhau, thể hiện ra ai sống Tánh Phật, ai sống “Chấp Tôi” vậy. Hoặc:

– Những người bán hàng cùng nhau, nếu thấy người khác buôn bán đắt hơn, nhà mình thì ế ẩm thì rất dễ sanh lòng ghen tỵ, nói xấu hàng của họ không tốt. Trong lòng người nói xấu này vẫn có “Tánh Biết” là tại sao mình lại muốn hãm hại người khác nhưng vì “Tánh Biết” quá “yếu ớt”, không dừng được để lòng Tham lôi kéo, dẫn đến hành động là đi nói xấu với những người bán hàng bên cạnh…

Vì lòng Tham quá lớn nên đã che mờ đi mất “Tánh Biết” để đi hại với những người bên cạnh. Nếu “Tánh Biết” dừng được, không hãm hại thì được gọi là dùng Tánh Biết trong Phật Tánh. Còn bị “Tánh Tham” lôi kéo ra hành động, hãm hại người khác thì là dùng với “Chấp Tôi” ngã mạn.

Vấn đề ghen tỵ của vợ chồng cũng vậy, người chồng chỉ cần đi cùng với một ai đó, người vợ đã có thể ghen tỵ hoặc người vợ chỉ ngồi nói chuyện với một ai đó khác giới là người chồng cũng có thể ghen tỵ theo. Thấy cảnh không Khởi lên thì không có lòng ghen tỵ, nói xấu vợ con. Lòng ích kỷ của con người là nguyên nhân từ Tánh Tham, được yêu thương thành ra “Tham giữ” người đó là của riêng mình.

Như ghen tỵ, bực tức, Tham giữ làm của riêng là bắt nguồn từ đâu ra??? Mà chỉ hay biết chạy ra ngoài để soi lỗi người vợ, người chồng của mình. Nhiều cặp vợ chồng cũng chỉ vì ghen tuông nên mới sinh ra mắng chửi, cãi lộn nhau rồi dẫn đến chia tay, làm cho con cái không có nơi nương tựa.

Ghen tuông là một tính ích kỷ, xấu tính do lòng Tham chiếm hữu, sở hữu cho riêng mình trỗi dậy. Vậy nên, bạn cần phải “loại bỏ” lòng ghen tỵ, nghi ngờ… bởi ghen tỵ là một trong những Tánh xấu, nếu dùng nhiều thì sẽ thể hiện ra tư cách không tốt, làm cho người đời chê trách…

Trong cuộc sống, vấn đề nghi ngờ nhau làm mất tình Thầy trò, anh em, hàng xóm… cũng vậy. Nghi ngờ vợ chồng không chung thủy nên dẫn đến ghen tuông, buồn man mát… Do sự tưởng tượng phong phú, có thể vợ đang ở nhà làm vất vả nhưng chồng ở ngoài có thể ghen là đang đi với người nọ, người kia. Vậy là Tánh Thấy, Tánh Biết của mình không nhận mà lại đi theo niệm Tưởng, “Chấp Ngã” xui khiến:

– Là người vợ hoặc chồng đang đi với người khác, đang làm những chuyện trái với luân thường đạo lý…

Nên khi “Tưởng” ra thì “Nghi” nổi lên, cùng Tánh Tham Ác trỗi dậy, bắt đầu “xui khiến” dẫn đến những hành động xấu. Nhưng thực tế chỉ là do mình tưởng tượng, khi “Tưởng” khởi lên rồi thì sẽ bị xúi đi theo chiều bực tức, giận buồn man mát, không yên tâm làm việc… tức bạn đang sử dụng những tính xấu của “Chấp Tôi”.

“Chấp Tôi” có thể khiến bạn không đi làm, chỉ để ở nhà giữ chồng hoặc người vợ của mình. Do lòng ghen tuông mà có thể khiến gia đình không ăn lên làm ra, đi làm ở công ty nào cũng chỉ được một thời gian rồi lại nghỉ. Vì thế bạn hãy tập “Buông Bỏ”, không dùng những tập khí xấu này, chỉ dùng “Thấy, Biết” đầu tiên, nghĩ tích cực theo chiều hướng tốt.

Để cho niệm “Tưởng” không thể xúi, làm cho vợ chồng tan nát, dẫn đến bỏ nhau, con cái không có nơi nương tựa. Khi lòng ghen tỵ, đố kỵ, Tham Tưởng dùng nhiều quá thì bạn không lúc nào được một giây phút bình yên. Do đó, không nên Khởi ra nghĩ xấu người này, người kia, vì nếu Khởi ra thì trong lòng bạn sẽ luôn thấy phiền não, sanh tâm nghi ngờ, đố kỵ, không thể nghĩ người khác tốt lên được. Cũng bởi trong Tâm bạn luôn chứa đựng lòng hận thù, Nghi Ngờ, Tham, Tưởng… đó chính là những tập khí mà bạn nên cần tập để “Buông Bỏ” vậy.

Nên bạn hãy “Thấy, Nghe, Biết Và Dừng” sử dụng Ý giúp người khác “Giác Ngộ và Giải Thoát” để được sống với giây phút của hiện tại. Hiện tại đó là của bạn, hãy sống vui vẻ qua từng giờ, từng phút. Ví dụ:

– Nếu gọi điện cho người vợ hoặc chồng mà không nghe máy thì có thể hiểu rằng người đó đang bận, chứ không nên Khởi ra là người vợ hoặc chồng của mình đang đi với một ai đó, bởi những nguyên nhân này sẽ làm cho mình tức giận, sanh ra phiền não, bệnh tật. Kích thích tư tưởng, khởi nghĩ xấu tiêu cực như có thể phóng xe vượt ẩu để về nhà kiểm tra…

Đây là do niệm Khởi của mình, chính niệm Khởi, niệm Tưởng này hành hạ thân thể, thân tâm dẫn đến trói buộc mình. Nếu bạn bỏ được “Chấp Tôi”, tức chiến thắng được “Ngã Chấp” thì sẽ không còn bị xui khiến làm cho bạn bị đau khổ.

Nên Đức Phật mới dạy:

– Đâu có ai trói mình mà đi cầu Giải Thoát…

Không muốn phiền não thì bạn chớ có “Khởi” lên những vọng tưởng tiêu cực. “Khởi” ra thì chỉ “Khởi” lợi ích cho mọi người, suy nghĩ tốt, tích cực cho đối phương tức là đã cởi trói cho chính mình. Còn khi khởi ra tiêu cực nghĩ xấu, oán hận, Tham Ác thì tức bạn tự trói mình, khiến bạn bị đau khổ…

Trong cuộc sống, bạn gặp hoàn cảnh nào cũng nên áp dụng “Thấy, Nghe, Nói, Biết” và Dừng ở đó. Dùng Ý suy nghĩ tích cực để giúp cho người khác Giác Ngộ và Giải Thoát chuyên nhất thì bạn chấm dứt phiền não, khổ đau.

Sống tự tại từng giây từng phút, kiểm soát tư tưởng, niệm Khởi của mình, kiểm soát từng lời nói, hành động của bản thân để tránh tạo Nghiệp, tránh đổ oan cho người khác. Đây chính là tự mình “cởi trói” Giải Thoát cho mình, không phải cầu “đấng nào” để làm cho bạn hết đau khổ cả.

Chỉ cần bạn không “Khởi”, không theo niệm xấu, thực hành trong cuộc sống, gặp cảnh không “Khởi” lên tiêu cực, chỉ “Khởi” tích cực là bạn đã Giác Ngộ. Bạn tập ngày ngày tháng tháng như vậy thì bạn sẽ trở về được với “Thế Giới Của Chư Phật Mười Phương”…

 

TRÍCH QUYỂN: “DÙNG Ý TỐT VÌ NGƯỜI KHÁC LÀ HẠNH PHÚC TRƯỜNG TỒN”
NXB. HỒNG ĐỨC

Bài viết liên quan