DỤNG CÔNG LÀ GÌ??? NÊN DÙNG TÁNH TÔI VÀO HOÀN CẢNH NÀO CHO ĐÚNG???

Sân mà ra hành động là bạn không còn dùng Tánh Biết của Tánh Phật nữa. Vì nếu “Thấy, Biết” của Tánh Phật mà “Thấy, Biết” nóng tính thì nóng tính sẽ dần “tan biến”. Biết là có phiền não thì bạn hãy để trong lòng, không nên ra hành động thì là đúng Pháp. Còn khi muốn sử dụng “Chấp Tôi” sân lên để uy hiếp kẻ trộm hoặc quân thù thì bạn dùng một chút cũng không sao, vì là dùng Tánh Tôi, nói cho người khác hiểu hoặc gặp kẻ trộm, tùy từng hoàn cảnh bạn tạo chút uy để uy hiếp họ để họ không tạo Nghiệp thì cũng là Ý Tốt.

Tánh Phật “Thấy, Nghe, Biết” nhìn kiểm soát phiền não, buồn man mát một lúc trong lòng thì cứ “Thấy, Biết” tự nhiên, không nên kìm nén lại. Nếu kìm nén bắt đầu dụng công, suy nghĩ chồng chất thì sẽ hay:

– Quán người khác là Phật, là Bồ Tát…
– Quán cuộc đời này là hư dối, thân này không có thật…

Thì tất cả chỉ là giải pháp tạm thời giống như “đá đè cỏ”, “đè nén” niệm gốc gọi là Quán, Tưởng dụng công. Thanh Tịnh này là Thanh Tịnh dụng công mà có, “đè nén” lên niệm phiền não của mình để đạt được Thanh Tịnh, không phải là Thanh Tịnh tự nhiên. Hoặc như nếu sử dụng Ý “trốn duyên trần lên núi tu hoặc đi chỗ khác để tránh duyên…” thì cũng gọi là dụng công để tu vậy.

Đức Phật chỉ rõ Tánh Phật là:

– “Thấy, Nghe, Nói, Biết” đầu tiên khi chưa Khởi lên Tưởng thì đó chính là Tánh Phật Thanh Tịnh tự nhiên của chính mình…

Nhưng bạn lại không tin rồi đi Khấn, Lạy, Cầu, Xin… “ơn trên” thì thật là uổng phí, vì tất cả các Pháp môn của Đức Phật dạy cuối cùng cũng đều hướng chung một “đích đến” đó chính là Tánh Phật nơi mỗi người. Không dụng công là để “đào” hết “gốc rễ” của Ngã Mạn để không còn niệm phiền não, đau khổ. Nhờ những duyên trần này mà bạn mới biết mình còn nhiều Chấp Ngã hay ít Chấp Ngã, bởi khi nào không còn Ngã Chấp nữa thì bạn mới trở về được với bản thể Phật Tánh của mình, đó là Thấy không Dính, chỉ dùng Ý Tốt giúp người khác Giác Ngộ Giải Thoát thôi vậy…

Do đó, ai nói trái ý bạn liền sân lên thì sẽ không còn Tánh Biết chân thật. Không muốn ra hành động sân thì trong lòng bạn hãy tập luôn biết ơn, giống như câu chuyện Đức Phật dạy ông cụ già có năm đứa con mà không ai nuôi:

– Đức Phật dạy, ông hãy về biết ơn cây gậy, bởi nó đã luôn giúp ông đi thẳng được hằng ngày, biết ơn cây gậy và tất cả… Biết ơn không khí cho mình thở hàng ngày, cho mình sự sống…

Bởi khi có lòng biết ơn thì bạn sẽ không sanh lên Ngã Mạn, đòi hỏi tư lợi về mình thì tự nhiên con cái, mọi người sẽ hiểu về bạn hơn. Vì vậy, bạn cứ ở dưới, thấp hơn người khác, có lòng khiêm tốn, luôn biết ơn đất nước, với những người sinh thành giúp đỡ cho mình, biết ơn tất cả, bởi một chữ cũng là Thầy. Do đó, không có các anh hùng dân tộc thì làm sao có bạn như ngày hôm nay, từ không khí cho đến miếng ăn đều có lòng biết ơn thì sẽ không Khởi lên nóng tính với người khác.

Vì không có lòng biết ơn nên mới có tính Ngạo Mạn xảy ra. Còn dụng công là gì??? Khi gặp cảnh thị phi hay oan trái, bạn không nên dụng công mà hãy giải quyết Ý luôn lợi mình lợi người để cho người khác không tạo Nghiệp, bạn cũng không còn khúc mắc gì ở trong lòng. Bạn không nên kìm nén lại, bởi mỗi lần kìm nén một ít thì lâu sẽ thành lớn. Ví như:

– Một tảng đá đè cỏ thì khi bỏ tảng đá ra cỏ vẫn còn gốc xanh tốt. Vì vậy, càng kìm nén các vọng niệm đến khi đủ lực, không chịu được nữa thì rất dễ “bung” ra thành hành động, khiến bản thân khó có thể kiềm chế được…

Ví như những người tu niệm danh hiệu Đức Phật, có cảnh gì buồn là hay niệm danh hiệu của Ngài, lấy tiếng niệm để đè lên nỗi nóng giận bực tức… Nhưng vi tế của Ngã Chấp thì vẫn còn nguyên, bởi chỉ là đè nén chưa “nhổ” được tận gốc. Muốn “nhổ” tận gốc thì khi có cảnh hãy “nhìn” “Chấp Tôi” phiền não, Tham, Sân, Si… cho “tuôn đổ”, giống như mình đứng trên bờ xem nước chảy, tập lâu dần thì sẽ hết được Chấp Ngã mà bạn không cần đè nén.

Bởi theo quy luật Âm Dương, đói ăn, mệt ngủ nhưng bạn đi “kìm hãm”, khi thành tựu tưởng mình đã chứng đắc thành Phật. Đây cũng là Kiến Chấp sai, có một ví dụ thực tế khi dụng công:

– Đi làm không bằng lòng với một người, bắt đầu họ nói gì là thấy bực tức, sau đó nghĩ là không Chấp để rồi mỗi lần bực tức lớn dần, không muốn gặp, không muốn nghe điện thoại. Cứ nghĩ mình tức với họ là mình sai, muốn bỏ bực tức mà sao trong lòng không thể bỏ được….

Lúc đó, Chấp Ngã của bạn bao nhiêu những bực tức bị “chất chồng” vào, không chịu được, bắt đầu “xả” cho người khác. Nên nếu như mỗi lần người khác nói khiến bạn tức mà bạn chỉ “Thấy, Biết” bực tức đó trong lòng thì bạn chỉ buồn man mác một lúc rồi sẽ hết. Nhưng ngược lại, bạn lấy các niệm khác để đè lên niệm gốc ban đầu thì không thể hết được các vọng niệm, do niệm gốc vẫn còn, bị niệm nọ chồng lên niệm kia vậy.

Vì thế, bạn không nên dụng công, tuy được một chút bình an nhưng bực tức thì vẫn còn, có việc gì đến cũng vẫn buồn man mát mà không biết nguyên nhân đến từ đâu??? Không biết nguyên nhân nào tác động khiến cho bạn bị phiền não??? Nên khi gặp cảnh gì cần giải quyết bạn hãy tập “Thấy, Biết” từng vọng niệm trong lòng để tập không ra hành động với những vọng niệm xấu. Tập để cho thuần thục Thiện để Tánh Ác không trỗi dậy, chỉ còn Tánh Phật dùng Ý điều khiển “Khởi” những niệm Thiện ra làm việc chứ không Chấp Tôi đã làm được nhiều những việc lành…

Nên khi gặp cảnh Thiện Ác “tranh đấu”, bạn hãy tập dùng Tánh Biết hướng những điều tốt nhất đến cho mọi người, không đưa bất cứ một niệm xấu nào vào tàng thức, không lưu giữ để cho sạch sẽ, sau cùng chỉ còn Tánh Phật tự nhiên của chính mình hay còn gọi là Vô Ngã. Giống như các vị Tổ sử dụng đầy đủ mọi phương tiện để độ người, tức sống với Tánh Phật Thanh Tịnh Tự Nhiên, không còn đau khổ, Chấp trước, lúc đó dùng Tánh Tôi thế nào là do Ý Tánh Phật điều khiển. Nên không phải giống như một số trường hợp hơi một chút là sân hay phiền não vậy…

Vua Trần Nhân Tông tuy thành Phật nhưng khi quân thù đến Ngài vẫn dùng Trí Tuệ, dùng Tánh uy hùng dũng để uy hiếp quân thù bỏ chạy chứ nếu cứ sống “như như” thì sẽ ảnh hưởng đến sự sống của nhân dân, đến vận mệnh của cả một đất nước. Nên quan trọng là bạn đang dùng với Ý gì??? Còn bạn chưa thuần thục mà muốn giống như các vị mà dùng Ý xấu thì sẽ tạo Nghiệp rất nặng. Nên khi “đánh tan” Chấp Ngã để về Vô Ngã, lúc đó bạn mới biết để sử dụng cho đúng Tánh Tôi của mình. Quan trọng đó là tình thương nếu đã dùng tình thương rồi thì sẽ khó để Tham, Sân, Si… không có những Tánh xấu của Tánh Tôi, tức bạn không có còn tưởng tượng…

Thường thì bạn gặp cảnh sẽ hay sân si, ghen tị, đố kỵ… nên che mờ đi mất Tánh Phật, khiến bạn không còn Trí Tuệ. Nên làm vì tình thương là gốc là cốt tủy của Đạo Phật Giác Ngộ Giải Thoát. Đức Phật chỉ vì thương muôn loài mà giúp loài người hiểu ra sự thật để Giải Thoát ra khỏi Luân Hồi. Bởi tình thương là “chìa khóa” để mở vào với “Thế Giới của Chư Phật”, cũng giống như Phật Hoàng Trần Nhân Tông có thể vì dân mà đánh giặc, tinh thần không khiếp sợ bất cứ một thế lực nào.

Ngài dùng Trí Tuệ như “con dao”, “Biết” đến đâu – “tan mê lầm” đến đấy, chính Tánh sợ, phiền não, Tánh lười ngăn ngại… không cho bạn chạm đến Tánh Phật, còn khi bạn sử dụng Tánh “Thấy, Biết” thì “Thấy, Biết” đến đâu, sẽ “tan” đến đó mới đúng là Trí Tuệ của nhà Phật.

An trú trong Tánh Phật, khi “tuôn đổ” hết những thứ mà ngày xưa bạn đem vào trong tàng thức tìm kiếm thì bạn sẽ không còn “sợ” bất cứ điều gì, “Thấy, Biết” đến đâu thì “tan biến” hết phiền não, đau khổ… đây chính là Trí Tuệ như một “thanh dao sắc bén” chặt đứt 16 thứ “Tánh Tôi” của chính mình để trở về với bản thể của Tánh Phật…

 

TRÍCH QUYỂN: “DÙNG Ý TỐT VÌ NGƯỜI KHÁC LÀ HẠNH PHÚC TRƯỜNG TỒN”
NXB. HỒNG ĐỨC

Bài viết liên quan