Cuộc sống này có ý nghĩa gì???
Đầu tư như thế nào để được an nhàn nhất???
Tiền sử dụng làm sao để có hiệu quả???
Con người lúc sinh ra thường không biết đến từ đâu, mục đích sống là như thế nào??? Một đời người khi lớn lên, nếu không có mục đích rõ ràng thì sẽ trôi dạt theo thời gian hoặc đôi khi không biết cuộc sống này có ý nghĩa gì vậy???
Nếu một người đã có Thiện Căn, không làm Ác, thông minh trí tuệ sẵn có… thì họ sẽ suy nghĩ, sinh ra và lớn lên sẽ lấy vợ gả chồng, làm ăn giàu có cho bằng bạn bằng bè, con cái ngoan ngoãn, có chút tiền dưỡng già là đủ. Nhưng chỉ thế thì họ cảm thấy cuộc sống hơi tẻ nhạt, họ suy nghĩ rằng tại sao cũng là con người nhưng sao có người sau khi mất bị đọa vào các cảnh như: Ngạ Quỷ, Địa Ngục, Súc Sinh,… có người lên các cõi Trời, có người thì thành Phật…
Họ bắt đầu tò mò nghiên cứu, con người có gì mà lại “quý giá” như vậy, họ không cam tâm, không thích hưởng thụ những thứ có sanh diệt, chạy theo vui buồn cảm xúc đầy đau khổ… Họ nghĩ làm cách nào để được như các vị Phật, họ đi tìm kiếm sự thanh thản vĩnh hằng trong họ, như đọc Kinh Kim Cang, Kinh Lăng Nghiêm… Tại đây, Đức Phật chỉ rõ:
– Tánh Thấy không sanh diệt, Tánh Thấy của mình không phải của ai khác, không nên sinh Tâm nghi ngờ mà lầm tưởng rằng “Chấp Tôi” là thật có… Tánh “Thấy” luôn “Thấy” mọi việc rất rõ ràng, khi “Thấy” mà không “Khởi” lên phân biệt thì đó chính là Tánh Phật của chính mình…
Nên họ hiểu và đã nhận về nơi chân thật, không sanh diệt của chính bản thân hay còn gọi là Tánh Phật trường tồn không bao giờ mất đi vậy.
Họ bắt đầu thấy cuộc sống này thật trân quý, từng phút, từng giây, sống trong “An Lạc Thanh Tịnh Tự Nhiên” mà không cần “Tìm, Cầu”. Họ chỉ cho người người, nhà nhà hãy nhận về Tánh Phật vốn có sẵn nơi mình để sống có ích cho đời, tự tại, vui vẻ, luôn lạc quan trong cuộc sống…
Họ không còn bị “Chấp Tôi” xúi giục, kiếm tiền lừa đảo, làm ăn trái Pháp Luật, họ bắt đầu sống tử tế, làm chủ đồng tiền, buôn bán hàng chất lượng, làm ăn chân chính, tiêu tiền vào việc chính đáng, không bị đồng tiền sai khiến như trước đây. Họ lấy tiền đầu tư vào Trí Tuệ, giúp mọi người ai cũng nhận về Tánh Phật, họ tính toán làm sao để có lợi nhất cho mọi người…
Trước kia, có thể “một đồng” họ không dám cho nhưng khi đã nhận về Tánh Phật thì họ hiểu ra rằng:
– Cho đi là còn mãi…
Họ bố thí giúp người sách Giác Ngộ Giải Thoát, họ không còn bị đồng tiền trói buộc mà họ đã làm chủ được đồng tiền, đầu tư vào tương lai sau này của họ để sau khi chết sẽ đi về đâu mới là điều quan trọng.
Nên kiếp này họ “xả thân” làm lợi ích cho nhân sinh, họ đầu tư cho Trí Tuệ nên Tánh Phật càng ngày “càng sáng”, chứ không phải do “Chấp Tôi “ Tu” mà thành vậy.
Bốn thứ: “Thấy, Nghe, Nói, Biết” luôn có sẵn bên bạn. Bạn nên sử dụng hàng ngày để tập cho thuần thục. Ví dụ:
– Thấy rác trong nhà, bản Thiện tự nhiên sẽ tự động dùng “Ý Tốt” là làm sạch cho nhà, nếu không dùng “Tánh Thấy” để làm để một lúc “Tánh Lười” tức “Chấp Tôi” sẽ “Khởi” để lên làm chủ, như:
– Không phải dọn, lát có người làm cho…
Để rồi ngày qua ngày, rõ ràng bạn có “Tánh Phật” nhưng lại không chịu nhận về để sử dụng mà lại dùng “Chấp Tôi” chuyên lười biếng để điều khiển “Tánh Phật của bạn thì thật là uổng phí.
Cụ thể như trong cuộc sống:
– Nếu bạn “Nghe” người khác nói trái ý thì tiếng “Nghe” lúc này chỉ biết là “Nghe”, nếu không “Khởi” lên phân biệt, khó chịu,… thì bạn sẽ không cảm thấy tức giận…
– Trời nóng, bạn chỉ “Biết” là nóng, không “Khởi” thêm những suy nghĩ bực tức khác thì bạn sẽ dần làm chủ được cảnh…
– Bạn muốn “Nói”, “Nói Được”, khi bạn bắt đầu nói ra một điều gì, bạn hãy tập “Dùng Ý Tốt Vì Người Khác” để nói những lời dễ nghe, có ích cho nhiều người…
Nên khi nhận về Tánh Phật của chính mình, bạn sẽ thấy cuộc sống này thật “tươi đẹp”. Bạn biết làm chủ đồng tiền, có của cải cũng không còn “Chấp Ngã” như trước, bạn học được cách, có không vui, mất không buồn, biết cách hòa nhập vào trong tất cả mọi hoàn cảnh.
Bạn nên “đầu tư” vào Trí Tuệ sẽ tốt hơn gấp ngàn lần nếu bạn đầu tư vào những thú vui vô bờ bến… Bởi khi bạn bỏ “tấm thân tứ đại” này, thứ mà bạn mang đi chỉ có “Nghiệp Tốt” và “Xấu” sẽ luôn sát bên bạn. Nên cho đi là còn mãi, “Buông Bỏ” tất cả bạn sẽ được “tất cả” vậy…
Bố thí Trí Tuệ giúp nhiều người “Giác Ngộ Giải Thoát”, bạn sẽ nhận lại được chính “Bất Tử” nơi bạn. Lời như vậy mà bạn không chịu thực hành thì sẽ uổng phí cả một đời người. Vì thế, bạn nên “đầu tư” vào Trí Tuệ tức bạn đang đi bố thí “Pháp”, bạn tập giúp ích cho mọi người, “Không Vì Danh, Vì Lợi” tức bạn đang “đầu tư” đúng. “Mượn đất” trồng nhân “Giải Thoát” tức “Nhân Phật” thì “Quả” gặt hái được sau này sẽ là “Quả Phật”.
Bạn hãy mạnh dạn “Đầu Tư Vào Trí Tuệ”, đừng để “Chấp Tôi” xui khiến, “Chấp Chặt”, giữ “khư khư” tiền của để rồi sau này cũng bị tán đi hết vậy.
Bạn không nên “Sợ”, “Sợ” là “sợi dây trói buộc” để bạn không “chạm” vào được Tánh Phật của chính mình. “Đầu Tư Trí Tuệ” chính là đang “đầu tư” cho bạn, bạn “cho” một mà nhận lại không thể nghĩ bàn, thoát khỏi hẳn “Sanh Tử Luân Hồi”.
Cho nên, khi bắt đầu nhận về Tánh Phật thì bạn không nên dùng “Chấp Tôi” trói buộc bởi lòng Tham thì các cảnh đến với bạn, bạn đều đón nhận vui vẻ, không oán hận…
Bạn bị “Chấp Tôi” điều khiển thì bạn càng khổ nhiều, càng nhiều cảnh đến với bạn thì bạn “chạy đua” càng nhanh đến đích. Bạn hãy nhận “Chấp Ngã” của mình là phân biệt “Chấp Trước” thì “bài thi” của bạn sẽ giảm bớt dần. Cảnh đến là để cho bạn dùng Tánh Phật, tập cho thuần thục “Chấp Tôi” đã đi “lừa bạn” từ nhiều kiếp.
Bạn nên nhớ, tất cả chỉ là cảnh để cho bạn thi mỗi ngày, bạn vượt qua được thì bạn sẽ dần trở về với nơi chân thật, Tánh Phật của mình. Chứ không phải chứng đắc thành Phật, “tôi” tu giỏi, “tôi” Thanh Tịnh… rồi nghĩ mình hay, bởi tất cả cũng chỉ là “Chấp Ngã” thôi vậy.
Nên chưa nhận về Tánh Phật, cuộc sống này chỉ là hưởng thụ những hạnh phúc nhỏ bé của “Tham Vọng”. Còn khi biết đâu là Tánh Phật thì bạn biết sử dụng đồng tiền, biết đầu tư Trí Tuệ, biết giúp đời, giúp người, thật đúng với câu:
– Buông bỏ tất cả để được tất cả, giúp người cũng chính là đang giúp mình…
Nói xấu người khác thì cũng chính là đang hạ thấp chính bản thân, bởi “ăn” vào thì sẽ hết nhưng “cho đi” thì luôn luôn còn mãi vậy…
TRÍCH QUYỂN: “BẤT TỬ CỦA CHÍNH MÌNH ĐANG Ở TẠI NƠI ĐÂU???”
NXB. HỒNG ĐỨC