Thế nào là vô tâm??? Sắc tức thị không, không tức thị sắc là như thế nào???
Các bậc Giác Ngộ giống như Đức Phật là không nghĩ đến quá khứ, tương lai. Nhưng nếu các vị nghĩ đến tương lai thì các vị sẽ nghĩ làm sao để cho cả Thế Giới này đều được trở về với “Thế Giới Của Chư Phật”. Còn nếu nghĩ đến quá khứ thì các vị chỉ nghĩ đến những “xấu xa”, tội lỗi của mình để thay đổi cho tốt lên mỗi ngày…
Ví dụ như nhìn các trận động đất thì bạn biết rõ là mình không khác gì muôn loài… tất cả của cải, nhà cửa đất cát… không có gì là của mình. Vì vậy các bậc Giác Ngộ các vị hiểu được sự thật nên không có Chấp của “ta”, không bị dính những gì của vật lý đời thường. Các vị đã bỏ hết những thứ này và chỉ có một con đường đi là các vị sống ngày nào biết ngày đấy, lo cho mọi người, giúp cho mọi người Giải Thoát Giác Ngộ, sống một ngày tự tại một ngày, sống một giờ tự tại một giờ.
Các vị tích cực suy nghĩ nhưng suy nghĩ “Vì Mọi Người”, làm nhiều hơn những người bình thường để có một ngày sống có ý nghĩa, ngày mai có ra sao cũng không dính mắc bất cứ một thứ gì, có không vui, mất không buồn. Vì thế không phải là vô tâm “như như” mà là làm như không làm, hành tất cả, thương yêu bao la trùm khắp nhưng không bị “Dính” ở trong lòng.
Vì vậy, các bậc Giác Ngộ các vị Buông là Buông “sạch sẽ” trong lòng, chứ không phải là Buông ở bên ngoài hoặc hiểu theo nghĩa tiêu cực là không làm gì cả. Các vị còn làm nhiều hơn người thường, lúc nào cũng suy nghĩ cho người khác, suy nghĩ để sao cho mọi người đều được Giác Ngộ và Giải Thoát. Suy nghĩ cho từng anh em, người thân… có một cuộc sống ổn định, làm sao để cho gia đình cùng tất cả mọi người đều có Trí Tuệ, đùm bọc đoàn kết với nhau. Ví dụ:
– Anh nông dân hỏi Đức Phật, tại sao Ngài to khỏe như thế nhưng sao Ngài không đi làm. Đức Phật trả lời:
– Anh cày đất là để kiếm lụa gạo, còn tôi đi “cày” là để có Trí Tuệ. “Của cải” tôi “gặt hái” được thì đem phân phát cho tất cả mọi người Pháp Giải Thoát. Để cho không ai bị đau khổ, phiền não…
Do đó, cuộc sống của bậc Giác Ngộ như các vị Phật và Bồ Tát, các vị hành tất cả mọi việc nhưng không có nghĩ là làm, không kể công… Hành cũng như không hành, làm cũng như không làm, không bị Chấp trước, không bị Dính mắc vào những việc mình làm, trong lòng luôn sạch sẽ. Các vị suy nghĩ không phải là suy nghĩ tư lợi cá nhân mà là suy nghĩ lợi ích cho tất cả mọi người, chứ không phải ngồi đấy mà “như như”, mơ mộng tưởng tượng để mà trốn tránh duyên trần. Để mà ngồi đó lấy sự Thanh Tịnh ảo của vật lý rồi ngạo mạn nghĩ mình là giỏi nhất…
Bởi khi né duyên thì không có cảnh, không bị người đời chê trách nên lúc nào cũng cảm thấy có sự Thanh Tịnh “ảo” của “Chấp Tôi”, như:
– Tôi biết tôi Thanh Tịnh…
– Tôi biết tôi ở trong nói ra ngoài…
– Tôi biết tôi đang chứng Đạo…
– Tôi biết tôi có tha tâm thông, biết suy nghĩ của người khác…
Vì vậy, thấy mình Thanh Tịnh nên tự xưng là đã thành Phật, đi ban Pháp cho mọi người, suốt ngày đi khoe Danh để cho mọi người đến cúng dường…
Nên các bậc Giác Ngộ không phải là vô tâm mà là các vị đã Giải Thoát ra sự trói buộc của tiền bạc, Danh Vọng, cùng 16 thứ “Chấp Tôi” nên chỉ có một hành động duy nhất là lo cho tất cả mọi người, giúp cho nhiều người cùng Giải Thoát Giác Ngộ. Không phải là các vị không làm việc mà là các vị luôn suy nghĩ, lo cho người khác chứ không phải ngồi đấy để chờ cho người khác đế cúng dường, không phải ngồi đấy để hưởng Phước mà còn làm nhiều hơn, chỉ cần không làm là các vị đã cảm thấy hổ thẹn rồi.
Cho nên các vị Phật và Bồ Tát bạn nên kính trọng, cũng như khâm phục các vị đó. Vì các vị đã “phá” được “Chấp Ngã” to như ngọc núi, phát hiện ra được từng vi tế nhỏ của “Chấp Tôi”. Các vị hiểu thứ gì là thật, thứ gì là giả trong mỗi con người. Ví dụ:
– Phật Tánh là thật có nhưng không nhìn thấy được…
– Thân người và “Chấp Tôi” là giả nhưng lại là thật thấy…
Đó chính là sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc chính là hình tướng thật có. Khi mất đi, thân tứ đại sẽ trở về với “cát bụi” thì gọi là sắc tức thị không, cũng gọi là hữu vi hay còn gọi là hình tướng. Vô vi là không nhìn thấy, nhưng lại là có thật, ví dụ như Tánh Phật có bốn thứ: “Thấy, Nghe, Nói, Biết” hay phải đi theo “Chấp Tôi” gây Nghiệp hoặc trả Nghiệp, gọi là không tức thị sắc. Rõ ràng không nhìn thấy nhưng vẫn phải mang sắc thân của các cảnh giới để đi trả Nghiệp quả, cho “Chấp Ngã” gây Nghiệp vậy.
“Tánh Tôi” đi tạo Nghiệp bằng sự Thọ nhận các cảnh, mỗi một lần mà có một sự việc hoặc hoàn cảnh nào đó xuất hiện, nếu bạn định nhớ thì sẽ ghi vào tàng thức gọi là Thọ, tức là Khởi “Tánh Tôi”, “Thọ” nhận vào như:
– Nói xấu tôi, đổ oan cho tôi, chửi tôi, nghi ngờ tôi, tôi oan ức…
Tất cả đều Thọ nhận vào rồi tưởng ra 84 ngàn bong bóng ảo quay không ngừng nghỉ. Nên nếu bạn không muốn Thọ nhận thì phải sống bằng Tánh Phật, khi sống bằng Tánh Phật thì cả ngày ai chửi mắng, bạn chỉ Biết nên không Thọ nhận, ai nói xấu bạn không Chấp, đi chợ không có ham thích một vật gì để tìm mua cho bằng được, gọi là không Dính, không Thọ nhận…
Nên nếu bạn mà còn theo 16 thứ “Tánh Tôi” này thì sẽ không thể về với “Thế Giới Chư Phật” được. Mà sống ở nơi Thế Giới này là chỉ mượn thân người để lo cho gia đình, xã hội, tạo Công Đức… Dùng một chút “Tánh Tôi”, để làm việc hàng ngày, chứ không phải dùng hoàn toàn bằng “Tánh Tôi” Chấp Ngã. Làm gì cũng phải dùng:
– Ý “Thấy, Nghe, Nói, Biết” để mượn Tánh và thân người làm việc lợi ích cho nhân sinh, giúp người khác Giác Ngộ Giải Thoát…
Chính vì vậy, Phật và Bồ Tát trước kia khi các vị chưa thắng được “Chấp Ngã” thì khi gặp cảnh Ác luôn xảy ra trước. Còn khi thuần thục rồi thì mỗi lần gặp cảnh sẽ dùng Ý Thiện làm việc trước, còn Tánh Ác thì sẽ theo sau… Ví dụ:
– Thấy người này giỏi, đố kị sẽ “Khởi” lên trước để xúi giục, hãm hại…. Nhưng Tánh Thiện sẽ nghĩ: “Tâm mình xấu nên mới nghĩ họ xấu. Còn tâm mình đã sạch sẽ thì sẽ không nghĩ xấu ai cả”. Vậy là Tánh Thiện thắng Tánh Ác, sau nhiều lần cảnh đến, Tánh Thiện thuần thục thì khi gặp cảnh, Ý Thiện sẽ làm trước còn Ý Ác sẽ “chạy” theo sau.
Vì thế, các vị Phật luôn khiêm tốn, cung kính mọi người, làm Ba La Mật, dung nhập hoàn toàn vào các cảnh giới. Không ngạo mạn, xưng mình thành nọ thành kia, bởi vì các vị luôn “Thấy, Biết” xấu ác, rình rập bên mình…
Nên việc quan trọng của các vị là soi lỗi của chính bản thân để tìm mọi phương tiện giúp đỡ cho người khác Giác Ngộ và Giải Thoát, đó mới chính là mục đích quan trọng nhất của các vị Phật vậy!!!
TRÍCH QUYỂN: “DÙNG Ý TỐT VÌ NGƯỜI KHÁC LÀ HẠNH PHÚC TRƯỜNG TỒN”
NXB. HỒNG ĐỨC