Trong cuộc sống hàng ngày của bạn, trường hợp tập hành cho Tánh Phật thuần thục thì nhìn ô tô rất dễ để ứng dụng vào cuộc sống, ô tô không lăn bánh gọi là bị “đơ hay bị hỏng” nên không chạy được. Ví dụ như:
– Người đang tập hành Tánh Phật dùng Ý điều khiển ra hành động mà không hành động, chỉ hiểu lý thuyết ngôn từ của Tánh Phật thì gọi là “như như”. Nghĩ là vốn sáng trong, không nhiễm ô nên không tu, không làm gì, không hành gì cả thì trường hợp này là đang nghĩ sai, không khác gì chiếc ô tô không chạy được đến nơi mà mình muốn đến vậy.
Nên “Thấy, Nghe, Nói, Biết” là Tánh Phật, ví như chiếc ô tô đứng im, bây giờ muốn xe đi thì bạn phải thêm Ý (tức người lái). Do đó, mục đích của bạn là đi về Phật Giới nhưng bạn lại quên mất tập và hành, chỉ dùng “Thấy, Nghe, Nói, Biết” giống như ô tô “hỏng” không dùng Ý nhưng Ý cũng không điều khiển hành, không hành thì làm sao bạn có thể trở về Phật Giới được. Chính vì vậy, Đức Phật dạy:
– Luôn luôn liễu liễu hằng Tri…
Tức lúc nào cũng Biết, Thấy – Biết việc là làm, Biết làm ăn gian dối thì nên tập Dừng, Biết đang có niệm xấu thì tập Buông, Biết đang nghi ngờ nói xấu hại người thì tập “Thôi” thì đó là bạn đang dùng Tánh Phật “Thấy – Biết”. Còn bạn cứ sống “như như” thì giống như chiếc ô tô không chạy. Thấy – Biết hành luôn thì như ô tô dùng Ý điều khiển để lái ô tô chạy nơi đến của mình, đó chính là áp dụng vào trong cuộc sống của bạn…
Bạn hãy bắt đầu tập hành từ Thấy – Biết đầu tiên của mình, như:
– Trong nhà bạn tập không bỏ sót cọng rác nào, không bỏ sót một việc lành nào…
– Thấy bày lộn xộn ra nhà thì bạn dùng Thấy – Biết đầu tiên để làm luôn, tức Ý điều khiển để hành, hành là làm, thấy người ốm yếu thì nhiệt tình giúp, không vì tiền mà vì thương thân họ như thân mình mà làm, giúp họ bớt đau khổ hơn. Khi thuần thục thì bạn sẽ tự nhiên Thấy – Biết là làm vậy.
Còn Nghe thì bạn tập hành theo Tánh Nghe, ví dụ:
– Người chồng bảo người vợ béo, xấu thế thì người vợ cũng chỉ Nghe tiếng “béo, xấu thế” rồi tập “Dừng” ở đó, suy nghĩ tốt, tích cực cho chồng như:
+/Chồng muốn tốt cho mình để mong muốn mình tập thể dục nhiều cho khỏe đẹp, cảm ơn chồng đã nhắc nhở để bản thân có thể sửa đổi cho tốt hơn…
Cũng như thế, trong cuộc sống nếu có ai nói bạn xấu thế thì bạn nên “Dừng” ở chữ “xấu thế”, soi xét lại nơi mình, cảm ơn họ thì đây chính là Tánh Phật “Thấy, Nghe, Nói, Biết” của bạn. Bạn nghĩ tích cực, không bực tức, dùng suy nghĩ tốt Thiện lành thì là bạn đang suy nghĩ Tưởng đúng nhưng bạn nghe thấy chữ “xấu thế” mà bạn đã “Khởi” lên bực tức thì đây là Tánh Tôi, còn bạn nghe trọn vẹn từ “xấu thế” thì đây chính là Tánh Phật của bạn vậy.
Suy nghĩ tốt hay nghĩ xấu đều là Tưởng nhưng bạn nên “bóc tách” từng thứ, như nghe tròn đầy Tánh Phật, Khởi tốt là suy nghĩ đúng còn Khởi ra suy nghĩ xấu: “là đã bằng tôi chưa mà chê”, bực tức sinh ra Ngã Mạn, nói lại người đang chỉ bảo cho mình, suy nghĩ xấu khiến cho bản thân luôn phiền não bệnh tật. Nên bạn hãy tập áp dụng vào trong mọi hoàn cảnh, tập Nghe – Dừng ở câu nói đầu tiên của người khác, Ý điều khiển Tánh Thiện nghĩ tốt cho mọi người thì đây là suy nghĩ của Tánh Thiện hay còn gọi là suy nghĩ Tưởng đúng.
Hoặc nếu có ai hỏi:
– Anh có khỏe không???
Bạn Nghe câu nói đầu tiên “Anh có khỏe không???” thì đây chính là Tánh Phật của bạn, còn bạn “Khởi” lên suy nghĩ:
– Người này có ý xấu với mình rồi sân lên, tức với họ thì đây chính là “Chấp Tôi” của bạn vậy.
Ngược lại, bạn mừng cảm ơn họ là có Ý Tốt hỏi thăm thì là bạn đang dùng Ý Tốt – Tưởng đúng, trong đối đãi con người với nhau, thân thiện tình cảm yêu thương. Vì vậy, cách hành để về với “Thế Giới Chư Phật” trong cuộc sống hàng ngày, gồm có các Ý:
– Ý tích cực…
– Ý tiêu cực…
Bạn hãy tập Nghe – Dừng, suy nghĩ tốt về Ý câu hỏi, câu nói của người khác còn bạn Nghe họ nói như thế nào, bạn cũng nghĩ xấu cho họ, tức là bạn đang dùng Tánh cực Ác để dẫn đến ân oán, trả thù, ghen ghét nhau. Đó chính là Chấp vậy! Vậy Chấp có ý nghĩa như thế nào???
Là từ bé cho đến lớn bạn ghi nhớ sự việc, tội lỗi… của mọi người vào tàng thức để “cất” vào đó, là “kho tàng” chứa một “khối Chấp” khổng lồ. Chấp mình là giỏi nhất, không ai bằng mình, ghi nhớ những niệm xấu với người khác mà do chính tâm Ngã Mạn của mình nghĩ xấu họ để ghi nhớ vào tàng thức, khi người khác nhắc đến, có nói gì là bạn “mở” kho chứa ra, lấy tội lỗi đã ghi nhớ từ bé để trách móc rồi nói xấu họ…
Vì vậy, cả ngày cuộc sống của bạn, đều xoay quanh những người mình ghét, không thoát ra được, đây chính là “Chấp Tôi”. Yêu quá thì họ nói gì bạn cũng tha thứ được, ghét quá thì chỉ cần họ có nói trái ý một chút là bạn đã cảm thấy ghét, bực tức, bất cứ câu nói, hành động nào của họ cũng không được chấp thuận, đây gọi là đang có thành kiến với người khác vậy. Nên đó chính là Kiến chấp của bạn, Chấp là ghi nhớ tất cả những xấu – tốt của người khác cùng cảnh bên ngoài của bạn vào tàng thức. Bởi bạn cho mình là giỏi nhất, âm thầm nuôi Ngã Mạn mà không biết phá Ngã thì muôn đời bạn tu bao nhiêu cũng chỉ là “nấu cát mà muốn thành cơm”…
Vì bạn lấy Ngã Mạn để tu, tu càng lâu càng thấy mình giỏi thì đây là Kiến Chấp càng tu bản Ngã càng cao, không thấy lỗi mình chỉ thấy lỗi người, vì thế bạn hãy luôn “Thấy, Nghe, Nói, Biết” lấy Ý Tốt điều khiển, hành như “ô tô chạy về nơi đích đến của mình”. Chỉ có hành như vậy thì bạn mới đúng với người chân tu để trở về dần với nơi “quê hương xưa” của chính bạn mà bạn đã “lãng quên” từ rất lâu…
TRÍCH QUYỂN: “DÙNG Ý TỐT VÌ NGƯỜI KHÁC LÀ HẠNH PHÚC TRƯỜNG TỒN”
NXB. HỒNG ĐỨC