CÁCH XỦ LÝ NGOẠI CẢNH KHI EM BÉ KHÓC!!!

Hàng ngày, cách xử lý nghịch cảnh và thuận cảnh khi em bé khóc, em bé cười là như thế nào???

Trong cuộc sống, đa số gia đình nào từ già đến trẻ cũng đã từng trải qua chăm con. Khi con ngoan, ăn no ngủ kỹ thì người mẹ thấy hạnh phúc, vui vẻ nhưng đôi khi những lúc con hư không nghe lời, không ăn, không ngủ… người mẹ tại sao lại thấy bực bội và chán ghét con mình???

Hoặc đau lòng hơn còn có những người mẹ đã ôm con tự vẫn, bị trầm cảm dẫn đến không biết gì. Chính vì thế bạn cần biết những cách để xử lý như:

– Khi thấy con khóc thì không nên buồn phiền mà Tánh “Biết” con khóc, “Nghe” con khóc, “Thấy” con khóc, bạn hãy “Dừng” ở tiếng khóc đó, không “Khởi” thêm phân biệt bực tức để hòa nhập vào tiếng khóc của con. Tránh “Khởi” Tâm lên khó chịu, nghĩ tiêu cực mà tập suy nghĩ tích cực rằng:

+/ Con có duyên nợ mới đến với mình, nhiều người bây giờ còn đi chữa tốn kém không biết bao nhiêu tiền thuốc, tốn rất nhiều tiền mà không có con, mình bây giờ có con thì phải biết hạnh phúc và trân trọng…

Bạn hãy tập suy nghĩ tích cực như vậy, bởi nếu không vất vả một chút thì sau này sẽ không có những người con hiếu thảo, tài giỏi, giúp ích cho đất nước. Khi bạn tập dần quen thì con khóc cũng sẽ không còn cảm thấy phiền não, bạn tập “Biết” như vậy và “Dừng ở đó.

Còn những lúc con quyến luyến thì bạn cũng không nên quyến luyến theo con, bởi đó là bị dính cảnh, của “Chấp Tôi” luyến ái. Do bạn “Chấp Trước” bởi con của mình, con vui, thì bạn thấy vui, con buồn thì bạn cảm thấy buồn thì bạn sẽ không còn “Tánh Biết”, không còn cảm xúc hạnh phúc chân thật mà bị lệ thuộc vào sự sống của chồng con vậy…

Đôi lúc “Tánh Biết” của bạn “Nghe” mà không “Dừng” được, là một phần do bạn chưa chịu sống chậm lại, biết là đau khổ nhưng chưa thể “Dừng” được, biết là con khóc, nghe nhức đầu mà không “Dừng” được ở Tánh “Nghe” này. Biết suy nghĩ sẽ đau khổ nhưng chưa “Dừng” được vì phiền não. Bạn không muốn phiền não nhưng lại quanh quẩn không thoát ra được, vì chưa dùng Tánh “Thấy Biết” chân thật để sử dụng vào trong cuộc sống hàng ngày.

Vì thiếu hành động lợi ích cho người khác, giúp người khác Giác Ngộ và Giải Thoát thì bạn sẽ không có Trí Tuệ mà Trí Tuệ có tác dụng “chặt đứt” được tất cả các “sợi dây phiền não” do chính mình khởi lên. Do đó, không sống “Vì Người Khác” thì bạn chỉ sống với “Chấp Tôi” giả tạm, chỉ muốn lấy về cho riêng mình.

“Chấp Tôi” vui buồn, tưởng tượng, Kiến Chấp, Ngã Mạn là những cảm xúc giả tạm, không có chân thật. Chỉ cần bạn “bỏ đi” những niệm xấu thì bạn sẽ trở về với Tánh Chân Thật “Thấy, Nghe, Nói, Biết” đầu tiên của bạn.

Bởi phiền não là những cảm xúc thoáng qua không thật có, ai nói trái ý thì trách móc, ai khen thì vui, ai chê thì buồn… vậy là bạn cả ngày sống với “Chấp Tôi”. Do không có Trí Tuệ nên bạn đã làm che mờ đi hết Tánh Phật. Vì sống ở Thế Giới này nếu “Khởi” lên “Chấp Tôi” để sống lợi ích cho riêng mình thì cả ngày “84 ngàn bong bóng áo giác” sẽ co bóp, làm bạn không có một giây phút nào để thảnh thơi.

Bạn sống dùng “Ý Vì Người Khác” thì sẽ tương ứng với “Điện Từ Quang” tươi mát, không bị phiền não, đó cũng là cách để sống “An Lạc” ở thế giới này. Thoạt nghe, có vẻ như bạn bị thiệt nhưng càng làm lợi ích cho nhiều người thì bạn đang cấy trồng “Nhân Phật”, lan tỏa ra khắp Thế Giới để có được cuộc sống tự tại tự nhiên.

Giống như con ngỗng trong một vũng bùn, có thể bỏ bùn, nước đục đi để lọc lấy nước trong để uống. Các vị Phật thành Phật cũng vậy, cũng nhờ công thức này mà lách luật ra khỏi Luân Hồi của Tam Giới.

Nên các bạn hãy sống chậm lại để cảm nhận Tánh Chân Thật của chính mình. Bạn sống “Vì Người Khác” thì Trí Tuệ của bạn mỗi ngày sẽ một sáng, gặp cảnh gì bạn cũng có thể đưa Phật Pháp vào để ứng dụng, sau đó xử lý được trong mọi hoàn cảnh. Thay thế Tâm phiền não bằng tâm suy nghĩ Trí Tuệ, giúp người khác Giác Ngộ và Giải Thoát thì cuộc sống này mỗi giây mỗi phút bạn có được đều cảm thấy vui vẻ, tự tại tự nhiên, không lo sợ một điều gì.

Quá khứ thì bạn bỏ đi, tương lai không nghĩ đến, tập sống với hiện tại. Ví như:

– Trước khi chưa lấy chồng, bạn không dính chồng con, sau khi lấy chồng, bạn lại dính chồng con vậy.

Nên bạn tập để không bị “Dính”, yêu thương con quá nhiều mà lại không kính trọng bố mẹ thì sau này các con rất dễ bị ảnh hưởng…

Khi dần quen với Ý “Vì Người Khác”, sau này con bạn có ra sao thì bạn cũng không bị phiền não, đau khổ theo con. Vì đa số các cảnh đến đều là Nghiệp Duyên của bạn nếu các con có nợ với bạn thì ắt sẽ tự chăm ngoan. Còn nếu con hư thì đa phần là do mắc oán, lúc này bạn nên tập dùng “Ý Vì Người Khác” để dần dần hóa giải.

Bởi được và mất là hai thứ làm bạn luôn phải chạy theo, bạn hãy “Dừng” như những em bé ngây thơ trong sáng để bạn có một cuộc sống an lạc tự nhiên, đó cũng mới chính là “Ngọc Báu” nơi chính mình vậy…

 

TRÍCH QUYỂN: “DÙNG Ý TỐT VÌ NGƯỜI KHÁC LÀ HẠNH PHÚC TRƯỜNG TỒN”
NXB. HỒNG ĐỨC

Bài viết liên quan