CÁCH LỘT BỎ NGÃ MẠN LÀ GÌ??? NGÃ CHẤP – SỞ TRI CHƯỚNG LÀ NHƯ NÀO??? CÁCH PHÁ NGÃ RA SAO??? HỌC PHẬT CÓ CẦN HỌC GIỎI VÀ CÓ NHIỀU BẰNG CẤP Ở THẾ GIAN KHÔNG???

Cách lột ngã của mỗi người là như thế nào??? Ví dụ:

– Bạn có một chai nước, nhìn từ ngoài vỏ vào thấy trong tinh khiết, lấy chai nước lắc lên lắc xuống nhưng không bị “Đục”. Vì đó là nước trong không Dính đất cát nên lắc nước vẫn trong. Vốn là nước trong nên bạn không cần cho chất tẩy gì vào hoặc làm gì để cho nước trong vậy. Sau đó bạn lấy áo hoặc những chiếc chăn dày phủ kín chai nước trong này, người ngoài nhìn vào sẽ không thấy chai nước nữa, tạm thời không ai thấy chai nước. Giống như mặt trời vẫn ở đó nhưng bị mây đen che phủ tạm thời, không nhìn thấy mặt trời nhưng mặt trời không mất đi, gió thổi mây bay mặt trời lại hiển lộ…

Cũng như chai nước bị che bởi những chiếc áo, chai nước vẫn trong không hề mất đi mà chỉ bị đậy lại. Chai nước này ví như Tánh Phật, càng suy nghĩ giúp người Giác Ngộ Giải Thoát thì càng Thanh Tịnh tự nhiên, giống như chai nước trong, càng lắc càng trong. Nên Tánh Phật không bị nhiễm ô bởi bất cứ xấu ác nào, xấu ác giống như “đất cát” nên càng suy nghĩ càng Thanh Tịnh, không cần lễ lạy, cầu vái, van xin… Vì vậy, muốn về với Thế Giới Chư Phật thì bạn cần “Buông bỏ” những Chấp Ngã thì mới sử dụng được Tánh Phật, giống như mặt trời bị che bởi mây đen, gió thổi tan mây đen, mặt trời chiếu sáng rất rõ. Mây đen ví như Chấp Ngã cũng như chai nước muốn thấy chai nước thì phải bỏ các vật bao quanh bên ngoài thì mới thấy chai nước được…

Tánh Phật bỏ dần hết từng lượt Chấp thì Tánh Phật hiển lộ, vì Tánh Phật vốn tự đầy đủ, vốn tự có tất cả Thấy – Nghe – Biết tự nhiên Thanh Tịnh, không cần làm gì mà vốn sẵn có như vậy, bởi do Chấp Ngã nên bị “che đậy” lại như mây đen che mất mặt trời… Nên ai cũng có Tánh Phật mà lại không chịu nhận, không chịu sử dụng… Như khi có người đến chơi, nếu Khởi xấu Thấy – Nghe – Biết liền khởi ra Chấp Tôi, xuất hiện tính tư lợi cá nhân, Khởi ra nếu có lợi thì sẽ gặp, không có lợi thì sẽ không gặp. Đây là những Chấp Ngã do bạn định kiến, nghĩ xấu với người khác, bạn không thấy người đó có lợi gì cho bạn dẫn đến hành động là không gặp, được gọi là Chấp Ngã của bạn.

Những suy nghĩ xấu ác, nghi ngờ đố kỵ, tham lam, ích kỷ này, bạn luôn cho là mình đúng. Người ngoài nhìn rất rõ bạn đang Kiến Chấp, khi phân tích bạn cũng không tiếp thu, đây gọi là Chấp chồng lên Chấp. Ví dụ:

– Về Chấp Pháp: Chấp Pháp là luôn nghĩ mình đi đúng Pháp, đúng Thầy, đúng đường… Người niệm Phật thì cho Pháp môn niệm Phật là đúng, người niệm Chú thì cho Pháp môn niệm Chú là đúng, ai theo Pháp môn gì thì tin theo Pháp môn đó là đúng nhất. Chấp chặt vào Pháp môn mình đang theo, Chấp Pháp của các Thầy là đúng, chỉ học Pháp của riêng Thầy mà bạn đang tin tưởng, Dính “chặt” vào Thầy của bạn nhưng bạn lại không hề biết Thầy của bạn đang dùng mọi phương tiện để bạn nhận về Tánh Phật của chính mình, sau đó nhận về Tánh Phật. Mà bạn lại cố Chấp vào Pháp của Thầy, Dính vào từng lời nói của Thầy, Chấp “chặt” không thay đổi…

Vì đây cũng là bạn đang Chấp Pháp, bạn Biết rõ vạn vật, bạn Biết rõ làm Lành tránh Ác nhưng bạn lại không biết rõ Chấp Tôi của bạn đang bao biện. Chấp Ngã – Dính Mắc bạn không rõ bạn đang Chấp, đang Dính là như thế nào??? Nên bạn càng tu Chấp Ngã càng cao, bảo thủ ý kiến sai trái của mình, làm cho nhiều người tu theo bị đọa đi xuống Địa Ngục. Do đó, dẫn dắt những người đi xuống Địa Ngục rất nguy hiểm mà Đức Phật gọi là Đại Ác…

Khi xưa Đức Phật có dạy:

– “Ta nói cũng đừng tin vội” mà phải nghe thực hành, nếu thấy đúng thì mới tin, hãy sử dụng Trí Tuệ của mình, thấy đúng thì mới hành theo. Nếu theo Ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta…

Vì Đức Phật dạy cho từng loại căn cơ:

– Người có căn cơ thấp thì học Nhân Quả Thập Thiện…
– Căn cơ vừa học Tiểu Thừa…
– Căn cơ cao thì học Bát Nhã Ba La Mật, học Vô Ngã, học đến chỗ không học mới thật là học, không Chứng Đắc…

Bởi “Không” ở đây, không phải là không có mà là không Chấp, không Ác, không phân biệt, không còn bị Chấp Ngã lôi cuốn theo cảm xúc. Hàng ngày, bạn tập hành Tánh Phật đúng Chánh Kiến là không Kiến Chấp của Đức Phật dạy còn những suy nghĩ xấu của mình đều là Tưởng, đều là Chấp còn Chấp chặt vào bất cứ một điều gì mà chưa nhận ra Tánh Phật, sống được với Tánh Phật thì Tánh Thấy – Nghe – Biết phải nên kiểm soát. Như dẫn cả một Đạo Tràng đi theo, dùng Chấp Tôi nghi ngờ Chánh Pháp, Tham Lợi, Dính Danh, muốn thuyết Pháp, muốn đứng đầu mà không Biết là mình đang Dính Danh, Dính Pháp rồi dẫn cả một đoàn người đi sai thì đây là đại Ác, vì đã dẫn sai làm cho nhiều người xuống Địa Ngục, luôn cho mình là đúng nên khó ai khuyên bảo được. Chư Phật cùng các vị Thiện Tri Thức đã dùng đủ mọi phương tiện để dẫn dắt cho chúng sinh nhận về Tánh Phật của chính mình. Như:

– Có Thầy dạy chuyên nhất về niệm Phật để nghe tiếng niệm Phật rơi vào Tánh Nghe của mình…
– Có Thầy thì dạy Công Thức Giải Thoát, đọc công thức để về với Thế Giới Chư Phật thì cũng là phương tiện để cho bạn tập trung chuyên nhất vào công thức này, chuyên nhất vào từng câu từng chữ để thuần thục không bị phiền não, không bị cảnh trần lôi kéo rồi một ngày nào đó sẽ rơi vào Tánh Thanh Tịnh Tự Nhiên của mình…

Nên tất cả các cảnh, Chư Phật cùng các vị Thiện Tri Thức đều dùng rất nhiều phương tiện để phù hợp với căn cơ của từng người, người nào phù hợp với Pháp Môn nào thì sẽ tu tập theo Pháp Môn đó. Nhưng cuối cùng đều là nhận về Tánh Phật:

– Thấy – Nghe – Nói – Biết đầu tiên của chính mình, dùng Ý tốt để giúp cho nhiều người Giác Ngộ Giải Thoát.

Khi bạn nhận về: “Thấy, Nghe, Nói, Biết muốn nói nói được” là Tánh Phật của mình thì sẽ kiểm soát được các cảnh, kiểm soát được các niệm Khởi. Một ngày nhiều lần Khởi Chấp đủ thứ, ghi nhớ lời nói của người khác mà mình không có thiện trí với họ, nghĩ tiêu cực, tức bạn bị Chấp chồng lên Chấp cũng giống như Tánh Phật không còn Biết vô tư trong sáng, tự nhiên Từ Bi Hỷ Xả mà chỉ Thấy, Nghe, Biết mơ màng yếu đuối, không làm chủ được Chấp Tôi.

Hoặc khi gặp cảnh, liền bị Chấp Tôi bên ngoài, Khởi ra để cuốn theo cảnh, giờ bạn muốn sống với Phật Tánh thì khi gặp cảnh bạn nên sống chậm lại. Dừng không Khởi lên những tiêu cực xấu mà hãy chủ động Khởi những năng lượng biết ơn, suy nghĩ tích cực, không Chấp Trước. Giống như “bỏ” hết tất cả những thứ bao quanh “chai nước trong” rồi tự nhiên Tánh Phật trong sáng, thuần khiết sẽ hiển lộ ra dần dần, tất cả những Chấp Ngã đều được “lột bỏ”. Vì ai cũng có Tánh Phật từ khi lúc mới sinh ra đó là “Thấy, Nghe, Nói, Biết” đầu tiên nhưng “yếu ớt”. Ví dụ:

– Học sinh lớp ba tuổi sẽ chưa học cộng trừ nhân chia, người khác hỏi bé một cộng một bằng mấy, bé liền nói không Biết, tức là bé có Thấy, Nghe, có Biết câu hỏi nhưng bé chưa đi học nên không Biết trả lời bằng mấy. Nhưng khi học lớp một, bạn hỏi một cộng một bằng mấy thì bé liền Thấy – Nghe – Biết và trả lời bằng hai. Khi bé Khởi ra tính toán những con số mà bé học được trên lớp để bé trả lời bằng hai, thực tế lúc này bé đang bắt đầu sử dụng bằng sự hiểu biết của mình…

Vì vậy từ khi còn nhỏ, bé đã biết Khởi để vận dụng kiến thức đã học, bắt đầu dùng Chấp Tôi đi học được của thế gian để làm việc trong đời sống hằng ngày. Nếu dùng Chấp Tôi để hoạt động lợi mình lợi người thì Chấp Tôi này thuộc về Chấp Tôi tích cực, tập vui vẻ, khiêm tốn, biết ơn, không dùng Chấp Tôi gian ác nghĩ xấu, làm xấu. Vì vậy, nếu có giỏi hiểu biết thì bạn cũng chỉ giỏi về sự học của Tánh Tôi chứ không phải là của Tánh Phật. Tánh Phật Vô Học, Vô Tu Vô Chứng, tự nhiên đầy đủ trong sáng, Tánh Phật vốn là như vậy, trong sáng thuần khiết, mượn thân người làm những điều hay lẽ phải, làm Công Đức trong sáng để khi đủ duyên sẽ trở về với Thế Giới Chư Phật…

Còn khi Khởi ra làm ăn, học hành… thì bạn nên dùng Tánh Tôi học thức của thế gian để sinh sống, phù hợp với cuộc sống, được gọi là Tánh Tôi giỏi của thế gian nhưng không phải giỏi của Tánh Phật. Tài giỏi này là học từ lúc bé cho đến khi lớn, ai có trí nhớ sẽ thông minh học giỏi, khi học đủ các cấp thì đã được học tất cả trường của thế gian. Lúc đó Tánh Tôi của bạn đã hoàn thiện đầy đủ sự hiểu biết nhưng không nên cho là mình là giỏi, bởi vì tất cả những sự giỏi này đều phải “vứt bỏ”, nếu không sẽ là Sở Tri Chướng tức Chấp vào sự hiểu biết, làm ngăn ngại khiến bạn không “chạm” tới được Tánh Phật…

Nên từ bé bạn đã sử dụng Chấp Tôi học thức để trả lời cho sự hiểu của mình, học đến đâu thì Chấp đến đó, luôn cho mình là giỏi, học được lên đại học, tiến sĩ… thì lại Chấp mình là giỏi nhất. Đây là giỏi của thế gian giống như Ngài Lục Tổ Huệ Năng không biết chữ còn Ngài Thần Tú thì học cao, rất nhiều đệ tử nhưng cuối cùng thì Ngài Lục Tổ đủ tiêu chuẩn để làm Tổ còn Ngài Thần Tú thì lại không đủ điều kiện, là người tiệm tu, tức tu dần dần. Vì vậy, ở Đạo Phật không khuyến khích những người có bằng cấp cao, học rộng để đưa vào học Phật, bởi học càng cao thì thường Chấp Ngã càng cao, cho mình giỏi hơn người khác, vừa nhìn thấy người khác đã Khởi ra coi thường, do đó còn thấy “Tôi giỏi” thì Ngã Mạn của bạn càng lớn. Đây là bạn đang học Ngã Mạn cao chứ không phải là học bỏ Ngã Mạn, thường những người không Chấp vào học thức, sẽ hay sống tùy duyên, là người dễ tính, đi theo Chánh Kiến, tư duy tích cực, không bị Dính vào những học thức này, không khoe khoang cho mình là thông minh giỏi giang, sẽ bỏ Ngã Chấp dễ hơn với những người mà hay Ngã Mạn. Học Phật là “bỏ” Ngã Mạn, Ngã cao coi thường người khác, khinh thường người không học, học vấn thấp thì đây là Chấp Ngã phân biệt, Chấp Trước của những người có kiến thức, khó dung nhập vào được “Thế Giới Của Chư Phật”, vì mỗi một sự hiểu của Thế Gian, là những Chấp Ngã rất nhiều…

Chấp Ngã sẽ làm che mờ đi mất Tánh Phật, làm cho khó “lột bỏ” những thứ Ngã Chấp, không thể sống được với Tánh Phật tự nhiên. Vì vậy, học cao vào Đạo Phật mà không nhận ra Tánh Phật thì cũng giống như em bé học mẫu giáo không biết gì. Các bé Tánh Biết “yếu ớt”, có thể lăn lộn vào những chỗ “nước bẩn”, ngã liên tục mà chỉ biết la, biết đau… nhưng lại không Biết nên làm gì và không nên làm gì??? Vì các bé chưa phân biệt được, chưa hoàn thiện được Tánh Tôi của bản thân…

Còn bạn là người lớn học Phật rồi thì cần Biết rõ Chấp Tôi đã hoàn thiện đầy đủ thì Tánh Biết cần Biết “Chấp” của mình là nguồn cội sinh ra Luân Hồi, nên “Buông” hết những thứ Ngã Chấp của mình thì mới tới được Phật Tánh của bạn. Nên người 10 tuổi nếu hiểu Ý Thấy, Ý Nghe, Ý Biết, Ý Muốn Nói – Nói Được mà nhận về Phật Tánh của mình thì còn giỏi hơn những người đi học cả đời nhưng không hiểu về Phật Tánh, rồi còn đi khoe khoang, dẫn đường sai cho người khác, Ác chồng lên Ác. Do đó, bạn Biết thì nói, không biết thì không nên nói, kẻo mà bị tạo Nghiệp là vậy.

 

TRÍCH QUYỂN: “NGÃ CHẤP LÀ GÌ??? CÁCH SỬ DỤNG VÔ NGÃ VÀO TRONG CUỘC SỐNG”
NXB. HỒNG ĐỨC

Bài viết liên quan