“TÔI AN LẠC” CÓ PHẢI ĐÃ THÀNH PHẬT CHƯA??? PHÁ CHẤP NGÃ – KIẾN CHẤP LÀ NHƯ THẾ NÀO???

Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn có dạy:

– “Bỏ Chấp Ngã, Chấp Pháp, hướng tới Trung Đạo, niệm mà chẳng phải là niệm”…

Ý của Tổ Hoằng Nhẫn đó là:

– Bỏ Chấp Ngã, Chấp Pháp,… luôn Khởi làm những việc tốt giúp đời, giúp người Giải Thoát, tuy có niệm nhưng không Chấp là mình đang làm các việc, không “Dính” ta và người, không mưu cầu Danh – Lợi để được khen nổi tiếng. Các niệm trong từng suy nghĩ luôn trong sáng, càng suy nghĩ càng Thanh Tịnh nên mới nói niệm nhưng chẳng phải là niệm là vậy.

Vì niệm này là “nhân” Giải Thoát đi ra ngoài Trái Đất, không phải niệm tiêu cực, xấu xa, ham muốn tư lợi cá nhân, phiền não, do đó niệm tiêu cực là niệm của điện từ Âm cuốn hút trong Trái Đất để đi trả Nghiệp vay nợ, oán thù, ham muốn Tham Ác. Bạn “Khởi” lên ham muốn, Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác, Kiến,… đó là tạo Nghiệp, “nhân” là ham muốn, mang tư lợi cá nhân để đi Luân Hồi, trả những Nghiệp tham lam, ham muốn… của mình. Đây gọi là:

– Biết chồng Biết tiêu cực thì đi Luân Hồi…
– Biết chồng Biết Giải Thoát, tức chuyên giúp đời, giúp người Giác Ngộ Giải Thoát thì bạn về với Thế Giới Của Mười Phương Chư Phật…

Thường bạn thấy nghịch cảnh là bực bội, ghi nhớ vào để trả thù nên luôn có suy nghĩ xấu về đối phương, do đó mới hay giận lâu, tự ái, cả đời không thể tha thứ được cho nhau. Chính vì vậy, bạn học Phật để nhận về Tánh Phật nơi mình thì nên “Dừng” ở Tánh “Thấy – Nghe – Biết” đầu tiên này để xử lý công việc theo chiều hướng tích cực, “biết ơn”. Thời gian đầu tu tập sẽ có trạng thái như:

– Tôi “Biết” Tôi đang an lạc, hoan hỷ, vui vẻ,… thì bạn không đi theo những hiện tượng này, vì những gì có Chứng Đắc đều là gian dối…

Biết mình Thanh Tịnh thì bạn nên “phá bỏ” Chấp Thanh Tịnh này, vì Thanh Tịnh này là của Chấp Tôi “bên ngoài” Tánh Phật tự nhiên. Vì nếu” Tôi Biết Tôi Thanh Tịnh” thì sẽ có 2 “cái Tôi”, sau này tu sẽ thành hai “Ông Phật” thì sao??? Do đó, khi bỏ Tánh Thanh Tịnh giả này, bạn gặp cảnh là “biết ơn” nên không thấy phiền não, cảm thấy mình An Lạc, cho nên bạn hãy “dẹp bỏ” những Chấp Thanh Tịnh trên, không nên trụ Chấp vào cảm giác Thanh Tịnh ảo mà nghĩ rằng mình đã “Nhập Tri Kiến Phật” hoặc nghĩ mình đã đắc Đạo. Tức bạn đang sử dụng Tánh Thấy – Nghe – Biết thứ hai, ở Tánh Biết thứ hai không phải là Tánh Biết tự nhiên nên khi mới tập thì bạn tập “biết ơn” để dừng các niệm Xấu Ác trước, khi thuần thục thì để tự nhiên, không cần cần Khởi lên giúp người Giác Ngộ Giải Thoát, không cần Khởi lên Ý tốt. Vì khi bạn Khởi thì vẫn còn Chấp mình Khởi, vẫn còn có đối đãi, chưa thoát ra được Chấp Ngã nên bạn đến khi thuần thục trở về với Tánh Phật tự nhiên thì tất cả tự thuần thục như “chiếc máy”, không cần phải dùng Ý Tốt hay Khởi lên gì cả. Cuối cùng là trở về với Thấy – Nghe – Biết tự nhiên, làm việc tự nhiên theo Ý của Tánh Phật, không có:

– Tôi Khởi lên tôi giúp đời, tôi giúp người…

Đến đây thì không còn gì để nói, tự bạn cảm nhận được nóng lạnh, tự bạn Biết, không có lời nào nói ra hoặc tả được. Vì đây là Tánh Phật, chỉ biết tự nhiên như vậy nên làm những gì hoặc những việc gì không được làm thì bạn đều tự Biết. Đến đây là bạn đã trở về hoàn toàn với Tánh “Không Chấp Pháp, Không Chấp Ngã, Không Chấp Tôi…” trở về với “Chánh Ngã” để “bỏ” Ngã phàm phu nên không thể nghĩ bàn được vậy.

Bạn tập đến khi thuần thục thì sẽ tự nhiên như một “chiếc máy”, gặp nghịch cảnh, thuận cảnh hay gặp bất cứ điều gì đều tự xử lý được, không nên Chấp là không làm gì cả, lúc đó thì tự bạn Biết phải làm gì, làm mà không Chấp mình làm, nói không Chấp mình nói, giữ Giới Không Chấp giữ Giới, ăn Chay không Chấp ăn Chay, hành Đạo Bồ Tát không Chấp hành Bồ Tát Đạo, nhận về Tánh Phật không Chấp mình được nhận…  không tỏ ra hiểu biết hơn người, bởi đây cũng chỉ là Chấp Tu. Bạn nên tập:

– Không Chấp mình tu Chứng, không Chấp mình giỏi…

Vì khinh chê người khác, nghĩ mình giỏi hơn người khác thì đang là Ngã Mạn rất cao nên nghĩ mình là gì đó, chứng Phật, chứng Pháp, chứng Thánh rồi nên Thiện Tri Thức khuyên bảo đều phủ nhận bác bỏ, khinh chê họ… thì cũng là đang lạc vào Tà Đạo vậy. Đạo Phật luôn dạy con người khiêm tốn, không bao giờ tự cho mình là giỏi hơn người khác, không hơn thua, chính chỗ hơn người khác này mới là Ngã Mạn, như:

– Tôi phát sách được nhiều
– Tôi đọc sách được nhiều
– Tôi hiểu biết được nhiều
– Tôi hiểu Kinh Phật nhiều
– Tôi làm được nhiều việc tốt
– Tôi Biết nhiều thứ…

Chấp Tôi này là Tánh bên ngoài thích khoe, thích Danh nên càng tu thì Chấp Ngã càng cao, có thấy “Thanh Tịnh” thì chỉ là Thanh Tịnh giả, Thanh Tịnh dụng công, không phải Thanh Tịnh tự nhiên. Để rồi đi xưng “Tôi thành Phật” thì chỉ là Ông Phật ở dưới “Trái Đất” này, chứ không phải “Ông Phật” thật có tại nơi bạn. Chính chỗ hơn người này mới làm cho bạn khó phá được Chấp Ngã, càng ngày bản Ngã càng cao, vì lúc nào cũng luôn nghĩ mình hơn người khác, Chấp mình giỏi hơn họ… Nên người hiểu sẽ không nói, người nói sẽ không hiểu, đây là Chân Lý của những bậc Giác Ngộ. Do đó, bạn không cần so đo tính toán với những người không phục mình, không hiểu, không biết Chân Lý là gì, luôn muốn người khác cung phụng, lúc nào cũng thích thuyết Pháp, thích hơn người khác mà không có ai khuyên bảo được.

Vì là “Thánh bao biện” nên rất khó có cách nào độ hóa được họ, do người này đã bị Ngũ Ấm Ma xâm nhập điều khiển để xưng là: “Phật, Tổ, Bồ Tát…” thích Danh, muốn ở trên người khác, thích mọi người cung phụng nên Ngũ Ấm Ma mới xâm nhập, điều khiển toàn bộ cơ thể để nói Pháp để được nổi tiếng vậy. Do bạn bị “lạc” vào ở chỗ Thanh Tịnh ảo này, đôi khi có cả thần thông nên không vượt ra được sự cám dỗ của Chấp Ngã, giống như Tôn Ngộ Không dù có thần thông giỏi đến mấy cũng vẫn nằm trong lòng bàn tay của Phật Tổ. Do bởi vì còn nằm trong Chấp Ngã, Ham Muốn thích Danh và Lợi… không biết vi tế Danh – Ác là gì??? Nên bên Ngũ Ấm Ma cũng có thần thông, có hào quang, bạn hay nhầm đó là Phật nhưng Phật không bao giờ đi khoe trước nhiều người, là Phật có thần thông, có hào quang, mà Phật chỉ dạy rằng:

– Đó là không hơn thua, không dính mắc, không Ác, không Kiến Chấp… Tập giảm được bản Ngã của chính mình để về với Ngã Chân Thật …

Còn những người thích Danh Lợi, thích hơn người khác thì gọi là Ngã cao, Ngã Mạn, Chấp Tôi to hay coi thường tất cả mọi người, cực Ác vô cùng. Gặp người không vừa lòng là nói xấu, không cần biết đối phương có tổn thương hay không??? Nên bạn tập hành Tánh Phật cần hết sức cẩn thận Danh và Lợi để không bị Ngũ Ấm Ma nhập vào, kẻo sẽ:

– Một là thích Danh sẽ đi nói Pháp để được nổi tiếng
– Hai là thích Lợi sẽ nói Pháp cho người khác nghe để mong nhận tiền cúng dường
– Ba là chỉ nói lý thuyết rất đúng nhưng không chịu thực hành, giống như con vẹt chỉ biết hót và nói mà thôi…

Nên về đến tự Tánh Thấy – Nghe – Biết thì không có tranh luận, không hơn thua, tự mình Biết nhưng không phải không làm gì cả. Để không bị “Dính” vào Chấp Không, Chấp vào Tánh “như như” là không làm gì, kẻo một thời gian sau sẽ bị Ngũ Ấm Ma nhập vào rất nguy hiểm…

 

TRÍCH QUYỂN: “NGÃ CHẤP LÀ GÌ??? CÁCH SỬ DỤNG VÔ NGÃ VÀO TRONG CUỘC SỐNG”
NXB. HỒNG ĐỨC

Bài viết liên quan