TẠI SAO CON NGƯỜI KHIÊM TỐN???

Tại sao có người luôn khiêm tốn???

Vì họ luôn nhìn lỗi mình, không khoe khoang. Ý niệm của bên Thiện và bên Ác khởi lên như thế nào họ đều Biết. Nên khi muốn giúp đỡ cho một ai, bên Ác thường bao biện đủ các lý do để không cho bạn làm. Ví dụ như:

– Có người nhà thực sự khó khăn đến vay chị C ít tiền để mua gạo ăn qua ngày, Ý của “Ông Phật” trong họ muốn cho mượn nhưng bên Tánh Ác lại bao biện rằng:

+/ Cứ để đấy còn làm việc này, việc kia…

Những lúc như vậy, chỉ có họ mới biết chứ người ngoài không thể biết được, bao cái xấu khởi lên như thế nào họ đều Biết nên họ thấy mình còn rất xấu. Lúc nào cũng soi xét nơi mình, gặp bất cứ cảnh gì đều quay vào xem lỗi nơi họ nên càng tu họ càng “Thấy – Biết” rõ ràng hơn, không dám tự cao khoe khoang. Ai nói gì họ cũng mỉm cười khiêm tốn, bởi họ rất sợ Luật Nhân Quả nên không dám tạo thêm bất cứ một nghiệp gì, ai làm những việc tốt họ đều hoan hỷ, vui cùng người làm để Tánh đố kỵ hơn thua không có cơ hội khởi lên trong họ.

Họ luôn lấy Báo Hiếu Cha Mẹ và lòng Biết Ơn làm gốc cho nền tảng học Phật, cũng giống như khi bạn làm nhà, nhà càng cao thì móng nhà càng phải chắc, bạn không làm móng chắc thì rất dễ bị sập vậy. Vì thế, họ “nuôi” gốc Báo Hiếu, biết ơn, hoan hỷ soi lỗi mình,… là chiếc móng vững chắc cho con đường trở về Phật Giới.

Bởi một người khi sống với Ý luôn “Muốn Tốt Cho Người Khác” thì họ sẽ không để cho Cha Mẹ và người xung quanh buồn vì họ. Người không có lòng Biết Ơn thì đi học được ít chữ đã quay lại phản Thầy, nói xấu các bạn đồng tu, ai giúp họ, họ vẫn có thể đi nói xấu được thì những trường hợp này bạn không nên học theo họ vậy.

Người không có lòng hoan hỷ thì khi thấy người khác tài giỏi, giàu có hơn mình thì đem lòng ghen ghét. Nếu hoan hỷ cùng thì tâm bạn sẽ rộng lượng như những vị “Thánh Nhân”. Không dùng “Thấy – Biết” soi lỗi mình mà cứ “Tìm” lỗi người khác thì đây gọi là Vô Minh, sau dần sẽ không còn biết phân biệt phải trái.

Soi lỗi mình tức biết soi cái Ngã, cái Tôi còn đang rất xấu,… để sau không còn dám làm theo những việc xấu ác thì mới đúng là người học Phật, có tấm lòng yêu thương rộng lớn…Ví dụ như:

– Một người yêu quá cũng để trong lòng, ghét quá cũng để trong lòng nên yêu ghét đã chiếm mất hết “Tánh Phật” của bạn rồi thì làm sao còn biết rõ đường để đi. Đức Phật có dạy:

+/ “Biết người mới chỉ là khôn ngoan, hiểu mình mới là Trí Tuệ”

Nên người có Trí Tuệ họ thường luôn Biết soi lỗi nơi mình là ở chỗ này vậy.

Ngài bảo, không hiểu Ý của Ngài là phỉ báng Ngài, Đức Phật không bắt ai phải theo, không bắt ai phải giữ giới nhưng Đức Phật đã nhìn thấy được quy luật tự nhiên của Thế Giới Vật Lý Nhân Quả này. Ngài chỉ cho con người con đường thoát ra ngoài Tam Giới bằng cách hãy sống “Luôn Vì Người Khác”, nhận về “Thấy, Nghe, Nói, Biết” vốn có sẵn nơi mình. Thấy cảnh tâm không khởi lên yêu ghét, tức luôn lấy Ý làm chủ, không làm người khác buồn, chỉ muốn người khác an vui, như:

– Thấy không yêu hay ghét đối phương…

– Nghe không khó chịu…

– Nói những lời yêu thương, khiêm hạ…

– Biết cũng biết rõ nhưng không Khởi theo Tánh Xấu. Nếu có Khởi thì bạn chỉ Khởi với Ý luôn mong cho người khác Giác Ngộ và Giải Thoát thì bạn càng Thanh Tịnh vậy.

Khi thuần thục, có Công Đức trong sáng nhiều, giúp cho nhiều người cũng hiểu về được “Ông Phật” hay còn gọi là “Phật Tánh” giống như bạn nhưng không Chấp thì bạn sẽ dần trở về được Phật Giới. Vốn bản Thiện “Ông Phật” nơi mỗi người là luôn sống với Ý “Muốn Tốt Cho Người Khác” nên suy nghĩ ghen ghét, hơn thua, hại người,… thì càng làm, càng nghĩ, bạn chỉ càng tạo thêm Ác Nghiệp.

Người tu theo Đạo nào cũng vậy:

– Như ở người tu A Di Đà là dễ nhất, tức chỉ cần niệm cho tới “Nhất Tâm Bất Loạn”, tức không cần niệm nhưng vẫn nghe thấy tiếng Niệm Phật của mình thì họ đã nhận ra được “Ông Phật” hay A Di Đà của chính họ. Người này chỉ cần thực tập thêm với Ý “Muốn Tốt Cho Người Khác”, giúp cho nhiều người cũng hiểu được như họ thì người này chính là A Di Đà, chứ không phải chờ đến khi mất được Đức Phật rước về mới được gọi là A Di Đà vậy. Bạn hãy nghiên cứu, suy ngẫm cho kỹ để nhận về cốt tủy của Đạo Phật.

Một ngày có 24 tiếng, các bạn ăn ngủ,… đã mất hơn 10 tiếng, nếu còn ngao du, đi chơi, sử dụng vào những việc không có ích cho mình và nhiều người thì bạn đã để lãng phí gần hết cả ngày rồi, còn những tiếng còn lại bạn vẫn không nghiêm chỉnh thực hành thì bạn sẽ bị lỗ, bị đi Luân Hồi các cõi, theo những Nghiệp mà bạn đã tạo ra. Bạn thực hành đúng thì bạn sẽ sống có ích cho Xã Hội, tức mấy tiếng này bạn đã sinh lời. Phần đời còn lại bạn sẽ trở về được với quê hương chân thật của chính mình.

Đời người có hơn 10 ngàn ngày, bạn ngủ đã mất gần một nửa, thời gian còn lại là để cho bạn thay đổi chính bản thân để về với nơi mà bạn muốn đến. Đức Phật đã chỉ cho con người, con đường ngắn nhất để thành Phật không phải đi vòng nhưng vẫn có nhiều người chưa chịu nhận.

Muốn trở về Phật Giới, bạn phải thực hành với Ý làm chủ, Ý “Luôn Muốn Tốt Cho Người Khác”, bởi đó cũng là chìa khóa để mở cửa vào “Thế Giới Của Phật”, đó chính là tình thương rộng lớn, luôn muốn cho người khác được Giác Ngộ Giải Thoát, làm gì cũng vì “Ý Tốt Cho Nhiều Người” để làm, không vì Danh vì Lợi. Đây chính là cách lách ra khỏi Tam Giới nhanh nhất, thẳng nhất, hiệu quả nhất,… ngoài cách này ra không còn cách nào khác.

Đây cũng là cách muốn khỏe mạnh, hạnh phúc giàu sang, con cái ngoan ngoãn,… nhưng không cần cầu cúng gì mà bạn vẫn có. Tất cả là ở nơi bạn chứ ngoài bạn sẽ không thể có được. Bạn hãy nên nắm bắt lấy cơ hội vừa không phải mất tiền mua chỉ việc đem ra sử dụng, bởi bạn đã “cất rất kỹ kho báu này” từ “hàng tỷ kiếp” cho đến nay rồi vậy!

 

TRÍCH QUYỂN: “BẤT TỬ CỦA CHÍNH MÌNH ĐANG Ở TẠI NƠI ĐÂU???”
NXB. HỒNG ĐỨC

Bài viết liên quan